Kim cương có ở đâu? Tìm hiểu về kim cương

Kim cương có ở đâu? Tìm hiểu về kim cương. Kim cương được mệnh danh là nữ hoàng đá quý đẹp trường tồn theo thời gian. Có rất nhiều thắc mắc rằng kim cương ở đâu nhiều nhất? Những nơi nào phát hiện ra kim cương đầu tiên? Cùng Tahi Gems tìm hiểu nguồn gốc loại đá quý này qua bài chia sẻ sau nhé.

Kim cương có ở đâu? Tìm hiểu về kim cương

Kim cương – báu vật quý hiếm của nhân loại

Kim cương là loại đá quý được hình thành từ 99.95% carbon, có độ cứng rất cao, khả năng khúc xạ tốt. Chúng được sử dụng nhiều trong ngành trang sức và các ngành công nghiệp khác. Đến hiện nay vẫn chưa có bất kỳ loại đá quý nào có thể đánh bại tính chất vật lý của kinh cương.

Trước khi tìm hiểu kim cương ở đâu nhiều nhất, hãy cùng khám phá những đặc điểm đặc biệt của loại đá quý này nhé.

Sự hình thành

Được hình thành từ khoáng vật có chứa carbon ở nhiệt độ và áp suất rất cao. Trong thềm lục địa, kim cương hình thành ở độ sâu hơn 150km trong lớp vỏ trái đất với nhiệt độc khoảng 1200 độ C và áp suất 5 gigapascal.

Tính chất vật lý của kim cương

  • Phải nói kim cương là vật cứng nhất trong tự nhiên, chịu được áp lực từ 175 đến 250 gigapascal.
  • Kim cương có độ cứng rất cao, đạt mức 10 trên thang đo Mohs nên rất khó vỡ.
Tính chất vật lý của kim cương
  • Kim cương có tính dẫn nhiệt rất cao, cao hơn bất kỳ loại đá quý nào. Trong cùng nhiệt độ khi sờ vào viên kim cương ta sẽ cảm nhận được độ mát lạnh của nó.
  • Kim cương có rất nhiều màu được phân loại theo cấp độ từ D đến Z, theo đó D là màu trắng còn Z là màu vàng nhất. Và không màu là viên kim cương quý báu và đáng giá nhất.

Kim cương ở đâu nhiều nhất?

Khoảng 49% kim cương được khai thác ở Trung Phi và Nam Phi. Tuy nhiên, tính đến năm 2018, Nga là quốc gia có trữ lượng kim cương lớn nhất thế giới với khoảng 650 triệu carat.

Dữ liệu trên Statista cho biết trữ lượng kim cương tại Nga lên đến 650 triệu carat, đóng góp 22% sản lượng kim cương toàn cầu. Năm 2018, quốc gia này khai thác khoảng 19 triệu carat kim cương.

Bên cạnh kim cương, dầu mỏ là một trong những thế mạnh kinh tế ở xứ sở bạch dương. Bộ Năng lượng Nga cho biết sản lượng khai thác dầu thô của Nga cả năm 2019 có thể ở mức 556-557 triệu tấn, xấp xỉ so với sản xuất năm 2018 là 555,9 triệu tấnNga đóng góp 22% sản lượng kim cương toàn cầu.

Kim cương ở đâu nhiều nhất?

Đứng thứ hai thế giới về trữ lượng kim cương là Cộng hòa Dân chủ Congo với 150 triệu carat. Dù đóng góp tới 19% sản lượng kim cương toàn cầu, Congo vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất. Kinh tế nước này phụ thuộc chủ yếu vào khai thác mỏ nhưng đây lại là nguyên nhân dẫn đến những cuộc xung đột nội bộ.

Trái ngược với quốc gia nằm ở Trung Phi, Australia là một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới, còn được thiên nhiên ưu đãi với những mỏ kim cương lớn.

Trữ lượng kim cương tại Australia khoảng 120 triệu carat. Năm 2018, đất nước này sản xuất 17 triệu carat kim cương.

Trong khi đó, không lọt top 10 quốc gia có nhiều kim cương nhất thế giới nhưng thành phố Antwerp của Bỉ lại được mệnh danh là “thủ đô kim cương thế giới”.

Theo BBC, khoảng 1.500 công ty kim cương có trụ sở chính tại Antwerp. Các mỏ ở Nam Phi, Australia, Nga và Canada trực tiếp vận chuyển kim cương đến Antwerp. Thành phố này buôn bán hơn 80% kim cương thô và 50% kim cương cắt của thế giới.

Ý nghĩa của Kim Cương trong khoa học – đời sống

Kim Cương không chỉ đơn giản là loại đá quý được đính vào trang sức hoặc có giá trị trưng bày. Nó còn được ứng dụng trong các ngành công nghiệp tiên tiến, thay thế cho nhiều loại nguyên vật liệu khác.

Kita Diamonds xin liệt kê một số ứng dụng của Kim Cương tự nhiên và Kim Cương nhân tạo:

–   Với độ cứng lý tưởng – cứng nhất trong các loại đá, Kim Cương được sử dụng làm vật liệu cắt cho các thiết bị máy móc. Phần lớn Kim Cương nhân tạo được ứng dụng vào ngành công nghiệp này.

Ý nghĩa của Kim Cương trong khoa học – đời sống

–   Sử dụng Kim Cương như chất dẫn nhiệt: Kim Cương có tính dẫn nhiệt nhưng không dẫn điện. Chính vì vậy nó được ứng dụng trong lĩnh vực điện tử, công nghệ bán dẫn nhằm kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị.

–   Sử dụng Kim Cương như vật liệu quang học: Sở hữu độ cứng, tính trơ hóa học cùng độ dẫn nhiệt cao, hệ số giãn nở thấp, Kim Cương được sử dụng đế truyền các bức xạ hồng ngoại và bức xạ sống ngắn. Nó có thể thay thế cho nhiều vật liệu khác như Selenua kẽm (Zinc selenide) hay Gyrotrons.

Ngoài ra, Kim Cương cũng được sử dụng trong các thiết bị dò phóng xạ.

Tác dụng của Kim Cương trong phong thủy

Về thể chất: Nhiều người quan niệm việc đeo Kim Cương sẽ giúp nuôi dưỡng nhịp đập của tim vào não và Kim Cương còn có tính khử độc. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể chứng minh các tác dụng này.

Về tinh thần: 

–   Nhiều người thường quan niệm Kim Cương có khả năng xua đuổi giấc mơ không tốt, hạn chế các triệu chứng lo sợ thái quá.

–   Cũng có người cho rằng Kim Cương thúc đẩy tính hòa đồng, cởi mở cho người sở hữu nó. Điều đó giúp bạn luôn ở trong trạng thái vui vẻ và kiềm chế cảm xúc tốt hơn.

Tác dụng của Kim Cương trong phong thủy

–   Đá Kim Cương được xem là biểu tượng của sự quyền quý, sức mạnh, quyền lực, đẳng cấp và vị trí xã hội. Kim Cương là biểu tượng của sự hoàn thiện.

–   Kim Cương trắng chính là biểu tượng của sự thuần khiết. Khả năng phản chiếu ánh sáng và sự lấp lánh của Kim Cương tạo cảm giác như nó đang ẩn chứa một sức mạnh siêu nhiên vô hình nào đó.

–   Kim Cương còn được xem là biểu tượng của tình mẫu tử, giúp phụ nữ thuận lợi trong việc sinh nở.

–   Theo chiêm tinh của Ấn Độ, loại đá này còn giúp xua đuổi các loại phù phép xấu xa.

–   Ngoài ra, Kim Cương còn được xem là loại đá quý góp phần tăng cường và duy trì các mối quan hệ, đem lại sự may mắn, phát triển tinh thần và kích thích sự sáng tạo, lòng dũng cảm,…

Mặc dù, chưa có chứng minh khoa học về các hiệu quả trên, tuy nhiên, qua hàng ngàn hàng ngàn năm, Kim Cương vẫn luôn khẳng định vị trí đẳng cấp và quyền lực, mà không có bất kỳ loại đá quý nào có thể so sánh được.

Bảo quản kim cương đúng cách

Một số lưu ý quan trọng để bảo quản để Trang sức Kim cương luôn giữ vẻ đẹp sáng bóng, bền lâu với thời gian:

– Mặc dù kim cương có độ cứng cao nhưng độ giòn lại chỉ ở mức tương đối (do cấu trúc tinh thể của kim cương) nên tránh va đập mạnh với các vật liệu cứng khác.

– Không nên đeo trang sức kim cương trong khi làm việc trong nhà bếp vì kim cương có đặc tính hút dầu mỡ. Dầu mỡ bám vào kim cương sẽ làm cho viên kim cương bị mờ, ảnh hưởng tới độ phát sáng của kim cương.

– Không nên đeo trang sức kim cương khi làm việc trong các môi trường nhiều hoá chất hoặc bụi bẩn.

– Nên để trang sức kim cương riêng với các trang sức khác và kiểm tra thường xuyên xem kim cương có bị lỏng. Nếu có dấu hiệu này cần tới thợ kim hoàn ngay để khắc phục.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.