Ý nghĩa Ngọc Lục Bảo là gì?

Ý nghĩa Ngọc Lục Bảo là gì ? Tên thường gọi của đá Emerald là Ngọc Lục Bảo, vì nó có màu xanh lục rất đậm tượng trưng cho sức sống sanh sôi nảy nở được xem như biểu tượng của mùa xuân, tình yêu và sự sinh trưởng nảy nở. Các vì vua như vua Tây Ban Nha, vua Ấn Độ kể cả nữ hoàng Ai Cập Cleopatra rất quý trọng và xem nó như một vật ngang giá có giá trị cao. Cùng TahiGems tìm hiểu nhé!
Ý nghĩa Ngọc Lục Bảo là gì?
Ý nghĩa Ngọc Lục Bảo là gì?

Ngọc lục bảo là gì?

Đá Emerald Ngọc Lục Bảo cũng là viên đá quý có rất nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Ngọc Lục Bảo có khả năng dự báo bệnh tật (màu sắc của ngọc lục bảo thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe của người đeo), do có sự tương tác từ năng lượng của đá với năng lượgn của cơ thể người đeo. Đá Emeral Ngọc Lục Bảo cũng giúp chữa các vấn đề liên quan đến tim mạch và cả tinh thần. Viên đá quý kỳ diệu này khuyến khích chủ nhân làm theo những định luật của tự nhiên, đồng thời trao cho người đeo mỹ cảm, sự cởi mở, hài hoà và cân bằng, giúp người đeo trân trọng hơn những điều kỳ diệu trong cuộc sống và ra quyết định chính xác hơn.
Bông tai Ngọc lục bảo TahiGems
Bông tai Ngọc lục bảo TahiGems

Sơ lược về lịch sử của đá Emerald, Ngọc Lục Bảo

Cách đây 4000 năm, những nền văn hóa lớn trên thế giới đều công nhận đá Emerald như một báu vật giúp phát triển trí tuệ và tình yêu, ngoài ra Emerald còn giúp chủ nhân của nó người đeo nó có khả năng hùng biện rất giỏi.
Những vua chúa ở Ấn Độ ngày xưa thường khắc lời kinh lên đá Emerald chứng tỏ sự trân quý của họ đối với viên đá rất cao. Hiện nay những viên đá này được trưng bày trong các viện bảo tàng hoặc được giữ trong những bộ sưu tập khủng của các tỷ phú thế giới.
Khi thực dân Tây Ban Nha xâm lược nền văn minh Incas đã phát hiện họ giữ 1 viên Emerald to nhất thế giới bằng một quả trứng đà điểu và họ thờ phụng viên đá như 1 vị thần linh.
Lịch sử của đá Emerald, Ngọc Lục Bảo
Lịch sử của đá Emerald, Ngọc Lục Bảo
Theo phong thủy phương Tây, đá quý Emerald biểu hiện sức sống sinh động, mang lại sức khỏe và sự may mắn cho chủ nhân, nhất là những người được sinh ra vào tháng 5. Theo phong thủy phương Đông, đá Emerald rất hợp với chủ nhân tuổi Mùi. Đeo Ngọc Lục Bảo Emerald sẽ mang lại sự thanh bình, hạnh phúc và tình yêu viên mãn.

Nguồn gốc đá Emerald, cấu trúc đá Emerald, giá trị của đá Emerald

Đá Emerald có xuất xứ từ Columbia là loại được ưa chuộng nhất và có giá trị nhất vì màu sắc và độ thuần khiết của nó.
Là loại đá quý khá hiếm nên có giá trị rất cao với 5cts thì Emerald loại hảo hạng mắc hơn nhiều so với Sapphire và Ruby.
Giá của một viên Emerald trên thị trường thường từ 3 triệu đến 30 triệu VNĐ tùy thuộc và độ trong, độ tinh khiết, kích cỡ, cách mài và màu, độ lấp lánh (ánh lửa) của viên đá quý.
Giá trị của đá Emerald
Giá trị của đá Emerald
Vì Emerald không tạp chất thường hiếm cho nên người dùng chấp nhận Emerald mang một số ít tạp chất trong đó nhưng không vì vậy mà làm giảm giá trị của đá. Khuyên dùng. nên chọn những viên càng ít tạp chất càng tốt (giá sẽ cao hơn thường) không nên chọn những viên đá bị nứt quá hay tạp chất phân bố quá nhiều bên trong viên đá, vì chúng sẽ làm cho viên đá yếu đi và dễ bị nứt, bể nếu mạnh tay trong quá trình gia công thành trang sức.

Đá Emerald thường được cắt mài theo kiểu hình chữ nhật, giác tầng mà mọi người hay gọi là kiểu Emerald. Các viên đá nhỏ thì lại được mài theo dạng tròn, ovan, giọt nước, hạt dưa. Có một số đá Emerald được mài theo dạng Cabochon rất sang trọng và quý phái.

Phân bổ Ngọc Lục Bảo trên thế giới

  • Emerald Columbia là nguồn nổi tiếng hàng đầu về đá Emerald.
  • Emerald xuất xứ Brazin có kích thước lớn nhưng màu sắc không được đậm màu.
  • Emerald xuất xứ Zambia có màu lục phớt xanh sẫm và có độ sạch rất cao.
  • Emerald xuất xứ Zimbabwe có màu đẹp và độ sạch khá cao nhưng kích thước thường nhỏ hơn 1 carat.
  • Emerald ở Afghanistan và Madagasca có màu đẹp nhưng rất ít vì không được khai thác nhiều.

Các xử lý tăng vẻ đẹp của đá Ngọc Lục Bảo

Xử lý tẩm dầu hoặc nhựa thường thấy trên Ngọc Lục Bảo để che bớt các vế nứt, sớ.

Trong thang điểm độ cứng Mohs, ngọc lục bảo Emerald đạt điểm từ 7.5-8, Đá Emerald có độ bền tương đối tốt. Màu xanh lục của đá có thể đi với trang sức đá quý làm bằng vàng trắng hoặc vàng vàng. Trang sức có gắn đá Emerald rất đơn giản để chăm sóc và bảo dưỡng:

  • Làm sạch thường xuyên bằng nước ấm, chất tẩy rửa nhẹ và bàn chải đánh răng mềm để loại bỏ các cặn bẩn nhẹ hoặc các mảnh bụi bẩn nhỏ mà chúng có thể tích tụ trong quá trình sử dụng.
  • Nếu vòng quá bẩn, bạn có thể ngâm vòng trong nước ấm vài phút trước khi làm sạch.
  • Hãy nhớ lau khô nhẫn bằng vải mềm không xơ.
  • Thỉnh thoảng bạn nên đem trang sức của mình đến nhờ chuyên gia đá quý hoặc thợ kim hoàn giàu kinh nghiệm. Trong quá trình làm sạch này, thợ kim hoàn sẽ kiểm tra đá quý để xem chúng có cần sửa chữa gì không.

Cách bảo quản đá Emerald

Emerald có độ cứng đạt 7,5 đến 8 trên thang Mohs. Tuy nhiên vì có nhiều tạp chất nên xử lý phải hết sức cẩn thận và tránh những va chạm mạnh.
Cách bảo quản đá Emerald
Cách bảo quản đá Emerald
Bạn không nên rửa đá Emerald bằng nước xà phòng nóng hoặc bằng hơi nước sôi và không bao giờ được rửa nó với máy siêu âm vì vật liệu lấp đầy có thể bị đẩy ra khỏi viên đá hoặc bị biến đổi, làm lộ ra các khe nứt. Chỉ nên rửa với nước nguội và dùng bàn chải chà nhẹ để lấy đi chất dơ dính phía sau viên đá.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng ngọc lục bảo Emerald

Ngọc lục bảo Emerald có nhiều tính chất đặc biệt, nhưng giới chuyên gia đều đồng ý rằng vẻ đẹp khiến viên đá trở nên nổi bật nằm ở màu sắc, trở thành tiêu chuẩn cho những viên đá quý xanh lục trong hàng nghìn năm. Để nhận ra những khác biệt tinh vi làm nên giá trị của Ngọc lục bảo đòi hỏi một con mắt được đào tạo chuyên nghiệp và kinh nghiệm nhiều năm phân tích đá.

Tương tự như kim cương, những yếu tố đánh giá dựa trên tiêu chuẩn 4C, bao gồm: màu sắc, độ tinh khiết, giác cắt và trọng lượng cũng được áp dụng để đánh giá chất lượng viên đá Emerald.

Màu sắc (Color)

  • Ngọc lục bảo được ưa chuộng nhất nằm trong dải màu từ xanh lục ánh lam đến xanh lục thuần, với độ rực màu sống động và tông màu không quá tối. Những viên được đánh giá cao nhất phải có độ tinh khiết cực kì cao. Màu sắc của được phân bố đồng đều, không có sự phân vùng màu có thể trông thấy bằng mắt thường. Nếu ánh màu quá vàng hoặc quá xanh, viên đá có thể không phải là loại đá Emerald, mà là một loại beryl khác, và giá trị của nó giảm xuống tương ứng.
  • Trong tự nhiên, có thể không gì sánh bằng cường độ màu xanh lục ở viên đá Emerald chất lượng cao. Crom, vanadi và sắt là những nguyên tố vi lượng tạo ra màu ngọc lục bảo. Sự hiện diện hay vắng mặt của mỗi loại và số lượng tương đối của chúng xác định màu sắc chính xác của tinh thể ngọc lục bảo.
  • Đá Emerald Colombia có màu xanh lục thuần khiết ấm hơn và đậm hơn. Còn loại ở Zambia được cho là có màu xanh lục nhạt hơn và lạnh hơn. Bất chấp những giả thuyết này, sự thật là vẻ ngoài của ngọc lục bảo trùng lặp giữa các nguồn khai thác.

Độ tinh khiết (Clarity)

  • Ngọc lục bảo thường chứa các tạp chất có thể nhìn thấy bằng mắt thường, những viên không có tạp chất thường rất quý hiếm và giá trị cao. Do đó, các nhà phân phối và một số người tiêu dùng hiểu và chấp nhận sự hiện diện của tạp chất trong ngọc lục bảo. Các tạp chấtthường được mô tả là trông giống như rêu hoặc khiến viên đá nhìn giống như một vườn cây.
  • Tất cả mọi người đều chấp nhận việc ngọc lục bảo sẽ có tạp chất có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng cần lưu ý rằng khi các tạp chất ảnh đến tính trong suốt và độ tinh khiết, những viên đá sẽ bị giảm đáng kể giá thành.
  • Vào đầu năm 2000, Phòng thí nghiệm GIA bắt đầu cung cấp dịch vụ phân loại cho các phương pháp xử lý độ tinh khiết của ngọc lục bảo, mô tả mức độ tăng cường độ tinh khiết ở 3 mức: Minor (nhỏ), Moderate (trung bình) hoặc Significant (đáng kể). Phòng thí nghiệm GIA nhấn mạnh rằng họ chỉ sử dụng hệ thống phân loại để đánh giá mức độ xử lý chứ không đưa ra cấp độ tinh khiết tổng thể cho viên đá.
Đá Ngọc Lục Bảo TahiGems
Đá Ngọc Lục Bảo TahiGems

Giác cắt (Cut)

  • Người cắt phải xem xét độ sâu màu sắc, độ bền và tạp chất của viên đá thô trước khi đưa ra quyết định kiểu cắt. Các quyết định sai lầm sẽ làm giảm trọng lượng và giá trị của một viên ngọc quý đi rất nhiều.
  • Tinh thể ngọc lục bảo có bốn đặc điểm khiến việc cắt chế tác đòi hỏi kĩ năng cao.
  • Đầu tiên, hầu hết tất cả các viên ngọc lục bảo đều có những vết nứt lớn (đôi khi được gọi là vết nứt trong thương mại). Một người thợ cắt phải thiết kế đường cắt làm sao để giảm thiểu ảnh hưởng của những vết đứt gãy đó sau khi viên đá được hoàn thiện.
  • Yếu tố thứ hai: Ngọc lục bảo giòn hơn loại đá quý có nguồn gốc từ corundum (như sapphire hay ruby). Điều này làm cho chúng dễ bị hư hại trong quá trình cắt, đánh bóng và chế tác, hoặc thậm chí bị mài mòn hàng ngày do bất cẩn. Kiểu cắt theo hình chữ nhật với các góc được mài có thể giúp bảo vệ viên đá khỏi bị hư hại vì các góc dễ bị tổn thương đã được mài nhẵn và cung cấp độ bảo vệ an toàn cho các thiết kế bao viền.
  • Thứ ba, bởi vì màu sắc rất quan trọng trong việc xác lập giá trị của một viên ngọc lục bảo, phần cắt phải tối đa hóa hiệu ứng của màu sắc, tông màu và độ rực màu. Người cắt có thể tác động đến màu sắc bằng cách điều chỉnh tỷ lệ và số lượng các mặt cắt. Đường cắt sâu, mặt phẳng mặt trên nhỏ hoặc ít mặt có thể làm viên đá nhạt màu trở nên sẫm màu hơn hoặc đường cắt nông, mặt phẳng mặt trên lớn và có các mặt bổ sung sẽ làm một viên đá sẫm màu trở nên sáng hơn.
  • Thứ tư, do độ lưỡng sắc từ xanh lục nhạt đến xanh lục vàng của nhiều tinh thể ngọc lục bảo, người cắt thường định hướng mặt phẳng mặt trên của viên đá vuông góc với chiều dài của tinh thể. Bằng cách đó, màu sắc sẽ trở nên rõ ràng hơn và đẹp hơn.
  • Việc chế tác một viên ngọc lục bảo Colombia thô đặc biệt thử thách do sự phân bố màu sắc trong cấu trúc viên đá. Màu trở nên đậm hơn khi lại gần bề mặt. Nếu không lập kế hoạch và có đường cắt cẩn thận, viên đá hoàn thiện có thể có màu nhạt hơn nhiều so với viên đá thô ban đầu.

Trọng lượng (Carat)

  • Ngọc lục bảo rất đa dạng kích cỡ. Có những viên trong các viện bảo tàng và các bộ sưu tập tư nhân nặng hàng trăm carat. Tuy nhiên, đa phần những viên nhỏ bé chỉ nặng vài carat.
  • Mỏ ngọc lục bảo Sandawana ở Zimbabwe được biết đến với những viên đá nhỏ xíu nhưng có màu sắc sặc sỡ. Những viên ngọc lục bảo của mỏ nhỏ tới 1mm2, nhưng chúng vẫn có màu xanh lục đậm. Các viên đá được hoàn thiện từ mỏ trung bình khoảng 0,05 đến 0,25 carat và hiếm khi nặng hơn 1,50 carat. Kích thước đồ trang sức phổ biến thường nằm ở khoảng giữa 2 kích thước cân nặng này.
  • Kích thước nhỏ nhất từ 1mm đến 5mm, với trọng lượng từ 0,02 đến 0,50 carat, trong khi đá 1 đến 5 carat thường được đặt làm trung tâm các món trang sức. Những món đồ trang sức cao cấp có thể bao gồm ngọc lục bảo nặng hơn 20 carat. Giá loại đá này cũng có thể tăng theo cấp số nhân khi kích thước to lên nhiều.

Một số sản phẩm về Ngọc Lục Bảo cũng như các trang sức từ đá quý khác vui lòng truy cập tại ĐÂY

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.