So sánh kim cương và Moissanite . Moissanite là một lựa chọn thay thế phổ biến cho kim cương cho những chiếc nhẫn cầu hôn phù hợp với túi tiền. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhầm lẫn về lựa chọn giữa hai loại đá trông giống hệt nhau này.
Khác với kim cương tự nhiên là một dạng thù hình của Carbon, Moissanite là một dạng hợp chất tự nhiên được hình thành trong quá trình địa chất cấu tạo từ Silicon Carbide hoặc Carborundum. Moissanite đã được Henri Moissan phát hiện khi ông kiểm tra các mẫu đá từ một miệng thiên thạch ở Canyon Diablo, Arizona năm 1893. Mãi đến tận năm 1904 ông mới xác định chính xác tinh thể này là một loại khoáng vật mới và đặt tên là Silicon Carbide. Khoáng vật này về sau đã được đặt tên Moissanite để tưởng nhớ Moissan.
Khoáng vật Moissanite cực kỳ quý hiếm trong tự nhiên, thường chỉ được tìm thấy tại những thiên thạch hay mỏ kim cương tự nhiên. Tuy vậy, Moissanite sau này đã được sản xuất hàng loạt từ hợp chất của Silic và Cacbon hay còn gọi là Silic Cacbua (SiC). Sau đó được sử dụng rộng rãi như một hợp chất để bài mòn hoặc cách điện cho những vật chất khác. Tinh thể Moissanite với độ tinh khiết cao có thể được sử dụng trong ngành công nghiệp hàng trang sức, như là một loại “kim cương giả” hay “kim cương nhân tạo”.
Đặc tính vật lý của đá Moissanite
Trên thế giới, có một hệ thống dữ liệu rất uy tín để các nhà nghiên cứu tham khảo, đó là Mindat. Đây là cơ sở dữ liệu khoáng sản trực tuyến, độc lập và phi thương mại, cung cấp nguồn tư liệu khoáng sản dồi dào và uy tín bậc nhất trên toàn cầu. Hệ thống đã liệt kê đặc điểm chi tiết của đá Moissanite như sau:
Tia sáng: Tia thủy tinh.
Độ trong: Trong vắt, không lẫn tạp chất.
Màu sắc: Tương đối đa dạng, từ xanh lá cây, xanh dương, vàng, đen, không màu… Tùy thuộc vào địa điểm tìm thấy và mức độ áp suất tác động lên viên đá.
Vết cắt: Màu xanh xám.
Độ cứng theo thang đo Mohs: 9.5.
Tỉ trọng: 3.218 – 3.22g / 1 cm3
Những đặc tính vật lý này về phương diện so sánh Moissanite và kim cương tự nhiên, thì độ tương đồng lên đến 98%. Sự tương đồng này chính là nguồn cơn của việc đánh giá sai lệch, nhầm lẫn rằng đây chính là kim cương tự nhiên trong thời gian đầu khi các nhà khoa học tìm thấy.
Đặc tính quang học của đá Moissanite
Đặc tính quang học của một viên đá quý. Cho ta biết màu sắc, độ tán sắc của nó trong môi trường tự nhiên. Điều này giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp và khả năng tạo nên giá trị của một viên đá. Ở viên Moissanite các thông số quan trọng cần phải chú ý là:
Giá trị RI trung bình: n ω = 2,616-2,757 n ε = 2,654-2,812 (RI là giá trị đo tỉ số góc của mỗi cạnh viên đá).
Khúc xạ đơn: Tia sáng không bị lệch, chiều lan tỏa của tia sáng sẽ đổi từ đậm đến nhạt theo màu của viên đá. (Khúc xạ đơn là đường đi của tia sáng gốc khi chiếu qua viên đá).
Khúc xạ kép: Tia sáng lệch 0.2 – 0.3 độ so với tia sáng ban đầu. Tia sáng cũng sẽ đổi từ đậm đến nhạt theo màu của viên đá (Khúc xạ kép chỉ tia sáng bị tách thứ hai khi ánh sáng mạnh chiếu qua viên đá).
Giá lưỡng chiết: δ = 0.038 (Giá trị nhằm đánh giá độ khúc xạ kép của viên đá trong điều kiện tự nhiên. Được ánh sáng mạnh chiếu vào).
Kim cương là gì?
Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của Carbon, dạng còn lại đó là than chì. Kim cương có độ cứng cao và khả năng quang học cực tốt và chúng được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, và đặc biệt những viên kim cương chất lượng tốt nhất được sử dụng trong ngành kim hoàn.
Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo. Chúng là những vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác – những tinh thể carbon dạng lồng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được (chỉ có kim cương mới cắt được kim cương). Điều đó có nghĩa là chúng có thể giữ bề mặt đánh bóng rất lâu và rất tốt. Khoảng 150 triệu cara (30.000 kg) kim cương được khai thác mỗi năm với tổng giá trị là 10 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra, có khoảng 100.000 kg kim cương được chế tạo trong phòng thí nghiệm.
Tên gọi “kim cương” được bắt nguồn từ tiếng Hán có nghĩa là kim loại cứng, còn ở Hy Lạp chúng được gọi với cái tên “admas” nghĩa là “không thể phá hủy”. Chúng được sưu tầm như một loại đá quý và được sử dụng trên những biểu tượng tôn giáo của người Ấn Độ cách đây 2.500 năm. Và người cổ đại đã biết sử dụng loại khoáng chất này để tạo ra những mũi khoan.
Thế kỷ 19, những viên kim cương mới thực sự phổ biến, khi kỹ thuật cắt, đánh bóng thực sự phát triển đạt tới một trình độ mới và kinh tế thế giới bắt đầu có sự dư giả. Như cầu làm đẹp tăng và những nhà kim hoàng bắt đầu tung ra những chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho loại đá quý hiếm này.
Sự khác nhau giữa đá Moissanite và kim cương?
Mặc dù đá Mois và kim cương có thể trông giống nhau khi nhìn từ xa, nhưng cũng có những điểm khác biệt nhất định.
Thang màu Moissanite tương tự như thang phân loại màu GIA; tuy nhiên, nó không phải là thang đo chính thức mà được sử dụng dựa trên thang đo của kim cương để mô tả màu sắc của đá. Đá Moissanite khác với kim cương về thành phần, do đó chúng hiển thị màu sắc cũng khác nhau. Ngay cả khi được phân loại là “không màu”, Moissanite vẫn sẽ chiếu màu vàng, xanh lục hoặc xám trong một số ánh sáng nhất định. Đá càng lớn thì sắc thái càng dễ nhận thấy.
Giống như kim cương, đá Mois thường đi kèm với những điểm không hoàn hảo có thể nhìn thấy khi chúng được nhìn dưới độ phóng đại. Mặc dù đá Moissanite được phân loại về độ trong bằng thang đo độ trong của GIA, tuy nhiên Viện Đá quý Hoa Kỳ không phân loại các loại đá giống kim cương (không cấp chứng nhận). Điều này có nghĩa là chứng nhận đá Moissanite sẽ được cấp bởi nhà sản xuất hoặc người bán đá.
Độ sáng của đá Mois và kim cương cũng khác nhau. Đá moissanite có chiết suất từ 2,65 đến 2,69, cao hơn so với kim cương. Nhiều người yêu thích những tia chớp cầu vồng do đá moissanite phát ra, nhưng những người khác lại cảm thấy rằng sự rực rỡ đầy màu sắc và cường độ cao của Moissanite là quá nhiều, đặc biệt là dưới ánh sáng mặt trời, tạo cảm giác chói mắt.
Mặc dù đá Mois rất đẹp và trông gần giống với Kim cương, nhưng có một điều không thể phủ nhận là kim cương có vẻ đẹp tinh tế cùng độ bền vĩnh cửu mà không bất cứ loại đá quý nào có thể thay thế được.
So sánh từng góc độ của kim cương và Moisanite
Nhìn từ xa, Moissanite và Kim cương trông khá giống nhau, đặc biệt là khi viên đá đã nằm bên trong nhẫn đính hôn hoặc các món đồ trang sức khác. Tuy nhiên,về cơ bản, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau dưới đây:
Thành phần: Trong khi kim cương có thành phần 100% Cacbon, thì Moissanite có thành phần là Silicon Carbide – một loại khoáng chất tự nhiên đặc biệt hiếm.
Nguồn gốc thiên nhiên: Moissanite thiên nhiên là cực kỳ hiếm vì đó là một phần của Thiên thạch rơi xuống Trái Đất và gần như không thể tìm thấy Moissanite tự nhiên trên Trái Đất. Moissanite ngày nay đã được cấy thành công trong phòng thí nghiệm mới có thể đáp ứng nhu cầu chế tác trang sức của thế giới. Còn kim cương thiên nhiên thì luôn được ưa chuộng tuy nhiên giá thành của chúng cũng rất cao vì vẻ đẹp và mức độ quý hiếm.
Độ cứng: Moissanite có độ cứng 9.5 trên thang đo Mohs, chỉ sau Kim cương (có độ cứng 10) cho thấy giá trị, độ bền và sự cứng cáp giúp cho Kim cương và Moissanite giữ được vẻ đẹp bền vững theo thời gian cũng như ít bị trầy xước hay gặp vấn đề gì nghiêm trọng.
Dẫn điện . Đây không phải là thứ bạn có thể dễ dàng kiểm tra bằng mắt, nhưng kim cương và moissanite dẫn nhiệt và điện khác nhau. Một số công cụ kiểm tra kim cương sử dụng điện để phát hiện viên đá là kim cương thật hay một loại đá quý khác.
Rực rỡ: Moissanite có chỉ số chiết xuất (2.670) cao hơn kim cương (2.417) nên chúng khúc xạ ánh sáng hơn kim cương, tạo ra mức độ sáng mạnh hơn. Nói một cách dễ hiểu, một viên Moissanite thường sẽ lấp lánh hơn một viên kim cương có đường cắt và kích thước tương tự.
Ánh lửa: Moissanite thường có ánh lửa đa sắc (bảy màu) và mạnh hơn kim cương. Nếu bạn đặt một viên kim cương và một viên moissanite cạnh nhau dưới ánh sáng mạnh, thì moissanite có thể sẽ tạo ra ánh lửa màu mạnh hơn. Trong khi đó, viên kim cương lấp lánh ánh sáng nhẹ nhàng, tinh tế và ánh lửa sắc trắng.
Độ tinh khiết: Vì moissanite được làm trong phòng thí nghiệm nên độ trong trung bình cao hơn kim cương tự nhiên. Người ta thường thấy những viên kim cương có khuyết điểm và tạp chất, trong khi hầu hết các viên Moissanite đều có ít khuyết điểm bên trong rõ ràng.
Màu sắc:Moissanites không hoàn toàn không màu và có nhiều màu sắc khi được nhìn dưới ánh đèn. Moissanite có nước màu cấp D chỉ tương đương với viên kim cương cấp E.
Trọng lượng: Một viên moissanites sẽ nặng hơn một viên kim cương có cùng kích thước khoảng 15%. Mặc dù bạn không thể cảm nhận được điều này khi một trong hai viên đá được cầm trên tay, nhưng một chiếc cân trang sức có độ chính xác cao sẽ dễ dàng cho thấy sự khác biệt về trọng lượng.
Giá trị: Moissanite rẻ hơn đáng kể so với kim cương, có nghĩa là bạn có thể mua một viên đá lớn hơn với số tiền ít hơn.
Có nên mua kim cương Moissanite?
Tuy nhìn chung về vẻ bề ngoài và tính chất của kim cương Moissanite và kim cương tự nhiên tương đối giống nhau nhưng giá trị giữa hai loại đá quý này là rất chênh lệch, kim cương tự nhiên có giá trị cao hơn rất nhiều. Vậy nên, việc bạn có nên mua kim cương Moissanite hay không còn phụ thuộc vào từng tình huống và điều kiện nhất định.
Nên mua kim cương Moissanite khi bạn đang muốn sở hữu những món trang sức có đính kim cương nhưng không đủ điều kiện tài chính để mua. Hay bạn đam mê trang sức kim cương và muốn sở hữu thật nhiều trang sức đẹp với giá cả phải chăng thì trang sức đính kim cương Moissanite chính là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn.
Trong trường hợp bạn muốn mua để đầu tư hay cất trữ và bạn đang có rất nhiều tiền thì nên mua kim cương tự nhiên thay vì kim cương Moissanite.ite. Vì giá trị của kim cương tự nhiên sẽ luôn luôn cao và không bị mất giá.
Lý do nhẫn cưới từ đá Moissanite được ưa chuộng?
Đó là vì đá moissanite được chế tác hoàn toàn trong phòng thí nghiệm.
Nhiều người e ngại kim cương vì những tác hại môi trường và xã hội nó gây ra. Chẳng vì vậy mà có cả một bộ phim, Kim cương máu (Blood Diamond) do tài tử Leonardo DiCaprio thủ vai chính, nói về những vấn nạn xã hội như nạn bóc lột lao động nghèo và lao động trẻ em, lạm dụng quyền hành và tham nhũng chính quyền tại các quốc gia sở hữu mỏ kim cương.
Trong khi đó, vì được chế tác trong phòng thí nghiệm nên đá moissanite không mang những khía cạnh xã hội tiêu cực. Đồng thời, nó không hao tốn tài nguyên thiên nhiên để khai thác như kim cương. Vì vậy mà moissanite hấp dẫn những người theo đuổi cuộc sống xanh, muốn giảm thiểu gánh nặng xã hội của những sản phẩm mình mua và sở hữu.
Câu hỏi thường gặp
Moissanite là gì?
Khác với kim cương tự nhiên là một dạng thù hình của Carbon, Moissanite là một dạng hợp chất tự nhiên được hình thành trong quá trình địa chất cấu tạo từ Silicon Carbide hoặc Carborundum. Moissanite đã được Henri Moissan phát hiện khi ông kiểm tra các mẫu đá từ một miệng thiên thạch ở Canyon Diablo, Arizona năm 1893. Mãi đến tận năm 1904 ông mới xác định chính xác tinh thể này là một loại khoáng vật mới và đặt tên là Silicon Carbide. Khoáng vật này về sau đã được đặt tên Moissanite để tưởng nhớ Moissan.
Sự khác nhau giữa đá Moissanite và kim cương?
Mặc dù đá Mois và kim cương có thể trông giống nhau khi nhìn từ xa, nhưng cũng có những điểm khác biệt nhất định.
Thang màu Moissanite tương tự như thang phân loại màu GIA; tuy nhiên, nó không phải là thang đo chính thức mà được sử dụng dựa trên thang đo của kim cương để mô tả màu sắc của đá. Đá Moissanite khác với kim cương về thành phần, do đó chúng hiển thị màu sắc cũng khác nhau. Ngay cả khi được phân loại là "không màu", Moissanite vẫn sẽ chiếu màu vàng, xanh lục hoặc xám trong một số ánh sáng nhất định. Đá càng lớn thì sắc thái càng dễ nhận thấy.
Có nên mua kim cương Moissanite?
Tuy nhìn chung về vẻ bề ngoài và tính chất của kim cương Moissanite và kim cương tự nhiên tương đối giống nhau nhưng giá trị giữa hai loại đá quý này là rất chênh lệch, kim cương tự nhiên có giá trị cao hơn rất nhiều. Vậy nên, việc bạn có nên mua kim cương Moissanite hay không còn phụ thuộc vào từng tình huống và điều kiện nhất định.
Nên mua kim cương Moissanite khi bạn đang muốn sở hữu những món trang sức có đính kim cương nhưng không đủ điều kiện tài chính để mua. Hay bạn đam mê trang sức kim cương và muốn sở hữu thật nhiều trang sức đẹp với giá cả phải chăng thì trang sức đính kim cương Moissanite chính là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn.
Lý do nhẫn cưới từ đá Moissanite được ưa chuộng?
Đó là vì đá moissanite được chế tác hoàn toàn trong phòng thí nghiệm.
Nhiều người e ngại kim cương vì những tác hại môi trường và xã hội nó gây ra. Chẳng vì vậy mà có cả một bộ phim, Kim cương máu (Blood Diamond) do tài tử Leonardo DiCaprio thủ vai chính, nói về những vấn nạn xã hội như nạn bóc lột lao động nghèo và lao động trẻ em, lạm dụng quyền hành và tham nhũng chính quyền tại các quốc gia sở hữu mỏ kim cương.