Top 10 viên kim cương đắt nhất thế giới

Từ xa xưa khi con người khám phá ra vẻ đẹp tuyệt mỹ của kim cương, nó đã trở thành một thứ đá quý trang sức xa xỉ mà bất kể ai đều khao khát có được. Trước đây kim cương thể hiện cho sức mạnh trường tồn mà người Hy Lạp gọi đó là “adamas”, nghĩa là “không thể phá hủy”. Ngày nay, kim cương thể hiện nét đẹp, sự độc lập và cá tính mạnh mẽ của người phụ nữ. Bên cạnh đó, kim cương còn được biết đến nhiều nhất như sợi dây kết nối đẹp đẽ, bền vững và trong sáng của tình yêu đôi lứa. Những đại gia thuộc giới siêu giàu đều không tiếc tiền của để săn lùng cho mình những viên kim cương đắt nhất thế giới.

Hãy cùng Tahi Gems tìm hiểu danh sách 10 viên kim cương đắt nhất thế giới hiện tại nhé!

Top 10 viên kim cương đắt nhất thế giới

Tìm hiểu về kim cương

Kim cương là loại khoáng sản có những tính chất vật lý hoàn hảo, được tồn tại dưới một trong hai dạng biến thể của Cacbon (dạng còn lại là than chì). Với độ cứng cực kỳ cao và khả năng khúc xạ ánh sáng tốt nên kim cương được ứng dụng nhiều trong công nghiệp và kim hoàn.

Tính chất của kim cương

Phân loại hóa học Nguyên tố cấu thành – Carbon
Màu sắc Hầu hết kim cương có màu nâu hoặc màu vàng. Ngành công nghiệp trang sức rất ưa chuộng những viên kim cương không màu hoặc những viên có màu sắc huyền ảo đến mức khó nhận ra. Những viên kim cương có màu sắc sặc sỡ như đỏ, cam, lục, lam, hồng, tím, tím và vàng cực kỳ hiếm và được bán với giá cao. Một vài viên kim cương trắng, xám và đen cũng được cắt và sử dụng làm đá quý.
Vết vạch (Streak) Kim cương cứng hơn một tấm kim cương. Vệt của nó được gọi là “không có” hoặc “không màu”
Độ bóng Adamantine – mức độ sáng bóng cao nhất đối với một khoáng chất phi kim loại.
Độ trong suốt Trong suốt, trong mờ, đục.
Sự phân cắt Phân chia bát diện hoàn hảo theo bốn hướng.
Độ cứng Mohs 10/10. Kim cương là khoáng chất được biết đến là cứng nhất. Tuy nhiên, độ cứng của kim cương là định hướng. Nó song song với mặt phẳng bát diện và mềm nhất song song với mặt phẳng lập phương của nó.
Trọng lượng riêng 3,4 đến 3,6
Thuộc tính chẩn đoán Độ cứng, tính dẫn nhiệt, dạng tinh thể, chỉ số khúc xạ, khối lượng riêng và độ phân tán.
Thành phần hóa học C (cacbon nguyên tố)
Hệ thống tinh thể Isometric
Sử dụng Đá quý, chất mài mòn công nghiệp, cửa sổ kim cương, mái vòm loa, tản nhiệt, vòng bi ma sát thấp, các bộ phận chịu mài mòn, khuôn dập để sản xuất dây.

Quá trình hình thành của kim cương

Kim cương bắt đầu hình thành ở những nơi có nhiệt độ và áp suất rất cao, cụ thể là độ sâu khoảng 150 km (so với mặt đất), áp suất 5 gigapascal, nhiệt độ 1200 độ C. Chỉ cần đủ đáp ứng những điều kiện trên thì mọi nơi đều có thể có kim cương.

Tuy nhiên, lượng khai thác lớn nhất hiện nay là ở Trung Phi và Nam Phi (chiếm khoảng 49%), tiếp theo là Canada, Ấn Độ, Nga, Brazil, Úc,… Nơi có nhiều kim cương là ở miệng núi lửa đã tắt, sâu trong lòng Trái Đất. Lý do là miệng núi lửa có áp suất và nhiệt độ cao, đủ để làm thay đổi cấu trúc của các tinh thể trong lòng đất. Để một viên kim cương được hình thành ngoài thiên nhiên thường mất khoảng 1 tỷ năm đến 3,5 tỷ năm.

PERFECT PINK – 23,2 Triệu Đô (Tương đương 537,8 Tỷ Đồng)

Theo trang web Christie’s, trong lịch sử 244 năm bán đấu giá kim cương, chỉ có 18 viên kim cương hồng nặng trên 10 carat xuất hiện trên thế giới. Và không có một viên kim cương nào trong số này có màu hồng tinh khiết của Perfect Pink, và với trọng lượng 14,23 carat, viên kim cương này thuộc “một đẳng cấp hoàn toàn khác”. Những người sành kim cương coi kim cương hồng là một trong những loại đá quý hoàn hảo nhất, và Perfect Pink là viên kim cương hoàn hảo nhất trong số những viên kim cương màu hồng. Vào tháng 12 năm 2009, Perfect Pink đã được bán ở Hồng Kông với giá 23 triệu đô cho một người trả giá giấu tên.

PERFECT PINK – 23,2 Triệu Đô (Tương đương 537,8 Tỷ Đồng)

WITTELSBACH DIAMOND – 23,4 Triệu Đô (Tương đương 542 Tỷ Đồng)

Viên kim cương Wittelsbach-Graff nặng 35,36 carat không chỉ tuyệt đẹp, đây còn là hiện vật của những mưu đồ và truyền thuyết. Lịch sử của viên kim cương có thể được đánh dấu từ thế kỷ 17. Vua Phillip IV đã dùng viên kim cương Wittelsback làm của hồi môn cho con gái. Sau này Wittelsback trở thành một phần trang sức quý giá của Australia và Bavaria.

WITTELSBACH DIAMOND – 23,4 Triệu Đô (Tương đương 542 Tỷ Đồng)

Năm 2008, Laurence Graff – một thợ kim hoàn người Anh đã mua lại viên kim cương. Ở thời điểm đó, viên kim cương được gọi là Der Blaue Wittelsback. Graff mua lại viên kim cương từ Christie tại London với giá 24.3 triệu USD. Sau khi mua lại viên kim cương, Graff thuê máy cắt loại bỏ tất cả các tạp chất và đổi tên thành Wittelsbach-Graff. Năm 2011, còn có tin đồn cho biết Wittelsbach-Graff Diamond đã được Hamad bin Khalifa, cựu vương Qatar, mua lại với giá 80 triệu USD

WITTELSBACH DIAMOND – 23,4 Triệu Đô (Tương đương 542 Tỷ Đồng)

HEART OF ETERNITY – 16 Triệu Đô (Tương đương 370,9 Tỷ Đồng)

HEART OF ETERNITY – 16 Triệu Đô (Tương đương 370,9 Tỷ Đồng)

Là một viên kim cương thuộc dòng Vivid Blue lạ mắt, viên kim cương Heart of Eternity (tạm dịch: “Trái tim vĩnh cửu”) nặng 27,64 carat và được cắt bởi nhóm Steinmetz, sau đó được bán cho Tập đoàn De Beers, doanh nghiệp đã ra mắt viên kim cương này vào năm 2000. Viên kim cương Millenium Star 203,4 carat và Heart of Eternity được cắt từ cùng một viên đá thô nặng tới 777 carat. Sự quý hiếm của viên kim cương này nằm ở nhiều yếu tố, chủ yếu là màu xanh lam hoàn hảo của nó mà không có sự hiện diện của các màu đen và xám thông thường. Ngoài ra, kim cương xanh chỉ chiếm 0,1% số kim cương có trong mỏ kim cương Premier và số kim cương có kích thước lớn lại càng ít. Vào năm 2012, có thông tin cho rằng võ sĩ quyền anh Floyd Mayweather đã mua viên kim cương này cho vị hôn phu lúc bấy giờ là Shantel Jackson, mặc dù De Beers không xác nhận cũng không phủ nhận những tin đồn này.

HEART OF ETERNITY – 16 Triệu Đô (Tương đương 370,9 Tỷ Đồng)

PINK STAR (TÊN CŨ: STEINMETZ PINK) – 25 Triệu Đô (Tương đương 579,6 Tỷ Đồng)

Viên kim cương này từng thuộc về người chủ sở hữu trước của tập đoàn Steinmetz. Hãng Steinmetz Group đã mất gần 20 tháng để cắt viên kim cương này. Đã có một đội gồm 8 người được cắt cử để thiết kế viên kim cương này từ viên đá thô có trọng lượng 100 carat. Tập đoàn này đã cắt viên kim cương thành hình bầu dục để cho viên kim cương có vẻ đẹp màu hồng phấn cực kỳ rực rỡ. Vào tháng 5 năm 2003, lần đầu tiên viên kim cương hồng này được trưng bày trước công chúng trong một buổi lễ tại Monaco.

PINK STAR (TÊN CŨ: STEINMETZ PINK) – 25 Triệu Đô (Tương đương 579,6 Tỷ Đồng)

Hiện The Pink Star là một viên kim cương khổng lồ nặng 59,60 carat, nó được cắt và đánh bóng từ một viên kim cương thô 132,5 carat, khai thác tại Nam Phi vào khoảng năm 1999. Viên kim cương Pink Star hiện đang giữ những kỷ lục ấn tượng, như là viên kim cương sống động màu hồng lớn nhất từng được phát hiện. Và cũng là viên kim cương hồng đắt nhất.

PINK STAR (TÊN CŨ: STEINMETZ PINK) – 25 Triệu Đô (Tương đương 579,6 Tỷ Đồng)

DE BEERS CENTENARY – Ước Tính 100 Triệu Đô (Tương đương 2318,5 Tỷ Đồng)

Cũng giống như viên Cullinan, viên kim cương Centenary cũng được phát hiện tại mỏ Premier (Nam Phi) bởi hãng De Beers vào năm 1986. Đến năm 1988, De Beers mới công bố việc phát hiện viên kim cương để kỷ niệm 100 năm ngày thành lập hãng và đặt tên cho nó là Centenary Diamond (Viên kim cương Thế kỷ). Trọng lượng thô ban đầu của Centenary gần 600ct, được Gabi Tolkowsky (hậu duệ đời thứ 6 nhà Tolkowsky) chế tác. Trọng lượng sau chế tác là 273ct, hình trái tim với 247 mặt (164 mặt trên viên đá và 83 mặt ở xung quanh thắt lưng). Vào năm 1990, người ta đồn rằng De Beers đã bán viên kim cương cho một nhà sưu tập tư nhân, tuy nhiên hãng đã phủ nhận tin này.

DE BEERS CENTENARY – Ước Tính 100 Triệu Đô (Tương đương 2318,5 Tỷ Đồng)

WINSTON BLUE – 23,8 Triệu Đô (Tương đương 551 Tỷ Đồng)

WINSTON BLUE – 23,8 Triệu Đô (Tương đương 551 Tỷ Đồng)

Winston Blue là một chiếc nhẫn có viên kim cương xanh hình giọt lệ và hai viên kim cương trắng trang trí ở hai bên. Khi được Harry Winston, Inc. (thuộc Tập đoàn Swatch) mua lại từ chủ sở hữu giấu tên trước đây với giá 23,8 triệu đô la tại cuộc bán Christie’s Geneva Magnificent Jewels, thì đây là viên kim cương xanh lam sống động hoàn mỹ lớn nhất vào thời điểm đó. Với trọng lượng 13,22 carat, viên kim cương được bán ở mức giá 1.8 triệu USD / carat – mức cao nhất đối với bất kỳ viên kim cương xanh nào. Trong cuộc đấu giá, nó được gọi bằng cái tên vô cùng giản dị – “The Blue”, và sau đó được đổi thành Winston Blue bởi Nayla Hayek, Giám đốc điều hành của Harry Winston Inc. Viên kim cương này thuộc loại IIb được chứng nhận bởi Viện Đá quý Hoa Kỳ. Ở hai bên của nó là một viên kim cương hình quả lê, nặng lần lượt là 1,00 và 0,96 carat. Đây là một trong những viên kim cương hoàn mỹ nhất từng được bán bởi Christie’s, với vẽ đẹp hoàn toàn tinh khiết cả bên trong lẫn bên ngoài.

WINSTON BLUE – 23,8 Triệu Đô (Tương đương 551 Tỷ Đồng)

HOPE – Ước Tính 350 Triệu Đô (Tương đương 8114,7 Tỷ Đồng)

Viên kim cương Hope lần đầu tiên xuất hiện trong tay của Tavernier, một thương gia người Pháp. Khoảng năm 1653, ông tuyên bố đã mua viên kim cương này. Tuy nhiên, nhiều nghi hoặc cho rằng ông có được viên kim cương từ tay một kẻ cắp.

Kể từ đó, viên kim cương còn được gọi là Tavernier Blue. Viên kim cương có trọng lượng 115 carat. Sau đó, Tavernier đã bán viên kim cương này cùng với những loại đá quý khác cho vua Louis XIV với giá 150 kg vàng nguyên chất.

Năm 1678, viên kim cương đã được gia công cắt gọt còn 67 carat và bắt đầu được gọi với cái tên là Kim cương Xanh của Hoàng gia Pháp. Nhiều sử gia còn gọi viên kim cương này là “Kim cương Xanh của Pháp”.

Trong cuộc cách mạng Pháp vào năm 1792, Hope cùng với các trang sức khác của hoàng gia đã bị đánh cắp. Sau đó, nhiều loại trang sức đã được tìm thấy nhưng viêm kim cương Hope thì vẫn mất tích trong vài thập kỷ. Năm 1812, viên kim cương tái xuất tại Anh. Lúc này, viên kim cương chỉ còn 45,54 carat.

Qua nhiều lần sang tay, Hope đã được bán cho một thương nhân kim cương. Năm 1902, thương nhân này đã đem kim cương qua New York. Một lần nữa, viên kim cương sang tay rất nhiều người trước khi được bán cho Harry Winston, người đã tặng Hope cho chủ sở hữu Viện bảo tàng quốc gia về lịch sử tự nhiên Smithsonian vào năm 1958.

HOPE – Ước Tính 350 Triệu Đô (Tương đương 8114,7 Tỷ Đồng)

Không có câu trả lời nào là chính xác khi nói về giá trị của Hope. Tuy nhiên hiện tại, viên kim cương được bảo hiểm với giá là 250 triệu USD. Ngày nay, nếu tìm thấy một viên kim cương tương tự như Hope thì giá bán dự đoán có thể lên đến 40 tới 60 triệu USD.

CULLINAN – Ước Tính 400 Triệu Đô (Tương đương 9274 Tỷ Đồng)

Với trọng lượng lên tới 3.106 carat, Cullinan là viên kim cương lớn nhất thế giới. Nó được tìm thấy năm 1905 tại mỏ Premier, Nam Phi và đặt theo tên của người chủ, ngài Thomas Cullinan. Sau khi được phát hiện năm 1905, viên kim cương Cullinan được chính quyền thuộc địa Transvaal mua lại để dâng tặng nhà vua Anh lúc bấy giờ là Edward VII nhân ngày sinh nhật.

CULLINAN – Ước Tính 400 Triệu Đô (Tương đương 9274 Tỷ Đồng)

Vượt qua chặng đường đầy rủi ro rình rập, một tháng sau đó nó đã cập bến Hoàng gia Anh và được đưa tới xưởng chế tác kim cương của nghệ nhân Joseph Asscher – thợ chế tác kim cương điêu luyện nhất thời bấy giờ. Công nghệ chế tác kim cương thời bấy giờ còn thô sơ, khó khăn và rất nguy hiểm, bởi chỉ một nhát cắt không đúng có thể hủy hoại mọi thứ. Trải qua 3 tháng ròng rã nghiên cứu cách cắt viên kim cương này sao cho không lãng phí dù chỉ là một mảnh vụn trên bàn, ông đã đưa nhát cắt đầu tiên. Thật không may lưỡi dao bị vỡ ngay lập tức và những mảnh vụn kim cương rơi ra. Ông giam mình vài ngày như sự hối lỗi về sai sót của mình.

Khi cắt thành công nhát cắt đầu tiên, ông vui sướng đến nỗi ngất đi tới 38 ngày và sau khi tỉnh lại, ông chiết tách thành công 9 viên kim cương nhỏ mang những nét phù hợp cho từng mục đích sử dụng và 96 viên nhỏ từ những mảnh vụn của viên kim cương khổng lồ.

Tất cả những viên đá này đều thuộc quyền sở hữu của Hoàng gia Anh. Viên lớn nhất được gắn trên vương trượng vua Anh được gọi là Cullinan II hay viên kim cương “Ngôi sao sáng nhất Châu Phi”

CULLINAN – Ước Tính 400 Triệu Đô (Tương đương 9274 Tỷ Đồng)

SANCY – Chưa Định Giá

Sancy là viên kim cương có tuổi đời hàng thế kỷ, được truyền qua nhiều đời của hoàng gia châu Âu. Trước đó, nó được cho là thuộc về triều đại Great Moghuls của Mông Cổ, dù nguồn gốc thực có thể xuất phát từ Ấn Độ.

Sancy nặng 55,23 carat (11,05g), có màu vàng nhạt và là viên kim cương đầu tiên được cắt với các mặt đối xứng.

SANCY – Chưa Định Giá

Viên kim cương với sắc vàng nhạt tuyệt đẹp này lúc đầu thuộc về sở hữu của Charles the Bold, công tước xứ Burgundy. Thế nhưng, nó lại được đặt theo tên của người chủ sau này, ngài Seigneur de Sancy, viên đại sứ Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối thế kỷ 16. Vào năm 1664, Sancy đã đem bán nó cho vua James I của Anh.Năm 1688, vua James II, vị vua cuối cùng của triều đại Stuart của Anh đã bỏ trốn cùng nó đến Paris và trong cuộc cách mạng Pháp, tung tích của viên kim cương này đã hoàn toàn mất dấu.

SANCY – Chưa Định Giá

Cho mãi đến năm 1828, người ta mới lại nghe tin về nó và sau nhiều cuộc mua bán trao tay giờ thì nó đang yên vị tại phòng tranh Apollo thuộc viện bảo tàng Louvre của Pháp.

KOH-I-NOOR – Chưa Định Giá

Viên kim cương Koh-i-Noor, gọi theo tiếng Ba Tư là “Ngọn núi ánh sáng”. Trong lịch sử, viên đá quý này qua tay nhiều người theo Ấn Độ giáo, Mông Cổ, Ba Tư, Afghanistan và các nhà lãnh đạo Sikh.

KOH-I-NOOR – Chưa Định Giá

Tất cả đều phải chiến đấu đẫm máu để có được Koh-i-Noor. Dân gian tương truyền, ai có viên kim cương này sẽ có được cả thế giới nhưng sẽ phải gánh chịu tất cả bất hạnh. Chỉ có Thiên Chúa và phụ nữ dùng nó mà không bị trừng phạt.

‘Koh-i-noor’ được xem là viên kim cương đắt nhất thế giới hiện nay. Được phát hiện tại khu mỏ Golconda, Andhra Pradesh, Ấn Độ năm 1306.

The ‘Koh-i-noor’ có trọng lượng 105 carat (21,6g), từng thuộc sở hữu của nhiều vương triều Ấn Độ, Ba Tư trước khi hoàng gia Anh mua lại nó thông qua công ty British East India. Đến nay viên kim cương thuộc về nữ hoàng Anh và được trưng bày tại tháp London.

KOH-I-NOOR – Chưa Định Giá

Liên hệ:

Tahigems cam kết nỗ lực hết mình nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ đúng với những giá trị mà khách hàng mong đợi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.