Ý nghĩa và đặc tính các loại đá quý phổ biến nhất

 Dù không có lượng mỏ địa chất khổng lồ như Nam Phi hay có các loại đá quý nổi tiếng thế giới như Miến Điện, thị trường đá quý Việt Nam vẫn luôn sôi động và nhu cầu về cái đẹp chưa bao giờ giảm nhiệt. Những viên đá quý chất lượng tại Việt Nam hấp dẫn thế giới một phần là do độ hiếm có và chất lượng tốt của đá. Sau đây là danh sách tổng hợp các loại đá quý được săn đón nhiều nhất tại Việt Nam. Trong đó có những viên đá được khai thác trong nước, cũng có loại được nhập khẩu nhưng nhìn chung đều được sử dụng rộng rãi trong trang sức và phong thủy và trưng bày tại Việt Nam.  Hãy cùng Tahi Gems tìm hiểu ngay nhé!

Ý nghĩa và đặc tính các loại đá quý phổ biến nhất
Ý nghĩa và đặc tính các loại đá quý phổ biến nhất

Đá quý là gì?

Đá quý là tên gọi chung của tất cả các khoáng vật quý hiếm. Nó có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc nhân tạo mang giá trị thẩm mỹ cao. Màu sắc rực rỡ và đồng đều, có độ tinh khiết và ổn định. Từ hàng ngàn năm trước, loài người đã phát hiện ra các khoáng vật đặc biệt này. Điều đầu tiên viên đá quý cần có là sở hữu vẻ đẹp tuyệt vời đến độ quý hiếm và độ cứng,…

Trong điều kiện tự nhiên, các loại đá quý được tạo ở điều kiện nhiệt độ cao và áp suất lớn. Thường là trong những đợt phun tào núi lửa. Những chuyển động địa kiến taọ khiến các tinh thể bị di dời và kết tinh trong điều kiện thích hợp. Những loại magma có thành phần khác nhau sẽ thành tạo những loại đá quý, khoáng vật khác nhau. Những khoáng vật có tính thẩm mỹ, độ cứng, độ bền và độ hiếm cao. Chúng được xếp vào nhóm đá quý hoặc đá bán quý. Một số kim loại cũng được con người sử dụng vào mục đích trang sức như vàng, bạc, bạch kim…nhưng không được gọi là đá quý. Chúng có tên gọi riêng là Kim loại quý.

Đá quý là gì?

Các nghệ nhân đã chế tác thành các loại trang sức làm đồ trang sức hoặc làm đồ mỹ nghệ. Giúp những người yêu vẻ đẹp của đá quý tha hồ sở hữu chúng. Nhằm thể hiện được đẳng cấp của riêng mình.

Các loại đá đầu tiên được dụng làm đồ trang sức. Ametit – thạch anh tím, thạch anh trắng, hổ phách, granat, ngọc jade, jasper, san hô, lapis lazuli, ngọc trai, secpentin, emerald và turquoise.

Kim cương: phổ biến nhất trong các loại đá quý ở Việt Nam

Vị trí hàng đầu trong danh sách các loại đá quý nổi tiếng này thuộc về Kim cương là điều hiển nhiên. Tiêu chuẩn 4C của GIA được hình thành để đánh giá loại đá quý này, trong đó yếu tố màu sắc được phân loại dựa trên thang điểm màu của GIA với độ không màu giảm dần từ D – Z. Những viên Kim cương hàng đầu hoàn toàn trong suốt sẽ ở thang điểm D, cực kỳ hiếm có. Ánh màu vàng ấm xuất hiện rõ dần trong các thang điểm bên dưới.

Với những viên kim cương có sắc tố màu rõ rệt nằm ngoài hệ thống đánh giá trên sẽ được xếp vào loại kim cương màu cực kỳ hiếm có và đắt giá như: kim cương vàng, kim cương đen, hồng và kim cương xanh … Trong đó kim cương đỏ là loại đá đắt đỏ và quý hiếm nhất, hiện chưa tới 30 viên được tìm thấy.

Trên thang điểm Mohs, kim cương đứng đầu với độ cứng là 10 điểm, cho thấy khả năng chống xước tuyệt vời. Do đó, kim cương có một chất lượng hoàn hảo để thách thức bất kỳ loại thiết kế trang sức nào từ vòng tay, dây chuyền hay nhẫn cưới,…

Kim cương: phổ biến nhất trong các loại đá quý ở Việt Nam

Đá Peridot — Myanmar

Là một trong những loại đá quý lâu đời nhất được biết đến, Peridot đã được người ta săn tìm từ thời Ai Cập cổ đại, với cái tên ưu ái là “viên đá của mặt trời”. Liên kết giữa khoáng vật màu vàng xanh này với các vì sao đã được tiên đoán từ trước. Các tinh thể Peridot được tìm thấy từ các thiên thạch đâm vào trái đất, hoặc từ tàu vũ trụ NASA trong quá trình thu thập các mẫu vật từ bụi sao chổi trong không gian.

Peridot có nhiều màu sắc khác nhau. Một số loại mẫu vật xanh nhất đôi khi còn bị nhầm lẫn với ngọc lục bảo khi nhận dạng trong phòng thí nghiệm. Peridot có độ khúc xạ kép cao, ánh sáng được phản chiếu nhiều hơn qua các mặt cắt của đá, khiến cho chúng có độ sáng giống như một viên kim cương.

Những viên peridot tốt nhất có nguồn gốc từ Myanmar, và luôn được tôn vinh bởi màu sắc rực rỡ của chúng. Chiếc vòng cổ này là của Verdura được gắn 55 viên Peridot Burmese, được cắt theo kiểu cushion, có trọng lượng hơn 275 carat và giá trị là $265,000 (khoảng 6 tỷ đồng)

Đá Peridot — Myanmar
Vòng cổ Verdura X bằng vàng 18K và bạch kim với 55 viên peridot, 217 viên ngọc bích màu vàng và 46 viên kim cương và Nhẫn Oscar Heyman bằng bạch kim với alexandrite 5,74 carat và kim cương 1,84 carat.

Paraíba Tourmaline — Brazil

Tourmaline có nhiều màu, nhưng chỉ những màu đặc biệt và độc đáo mới có tên riêng. Paraíba Tourmaline, nổi tiếng với màu xanh của bể bơi, lần đầu tiên được phát hiện ở Paraíba, Brazil, vào những năm 1980. Các mỏ đồng trong khu vực này tạo cho đá quý một tông màu xanh ngọc, thực sự nổi bật ngay cả so với những viên đá tốt nhất. Một số trầm tích đã được tìm thấy ở Mozambique và Nigeria, nhưng ở đó có ít đồng trong đất hơn nên màu sắc có thể ít hấp dẫn hơn.

Nhiều người đề cao tính thuần túy chỉ công nhận Tourmaline Paraíba từ các mỏ đầu tiên được phát hiện mới là Paraíba thực sự, vì vậy mà đá ở Brazil thường có giá cao hơn. Nhưng những mỏ đầu tiên đó đã dừng khai thác, làm hạn chế nguồn cung từ Nam Mỹ. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều nhà sưu tầm khám phá và tìm hiểu về vẻ đẹp của viên đá này.

Vòng cổ bằng bạch kim, với 46,95 carat Paraíba Tourmaline và 10,01 carat kim cương.

Thị trường cũng đã có sự thay đổi. Quig Bruning, người đứng đầu bộ phận trang sức của Sotheby’s New York, cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến ​​sự tăng vọt về nhu cầu của các loại tourmaline Paraíba chất lượng cao tại các phiên đấu giá trong vài năm qua,” dẫn đến mức giá phá kỷ lục. Thương hiệu Oscar Heyman cũng thường xuyên sử dụng Paraíba tourmaline để chế tác trang sức, và chiếc vòng cổ dưới đây là một ví dụ điển hình. Mẫu hình này được đính 32 viên tourmaline Paraíba hình quả lê được kết hợp một cách hoàn hảo với 52 viên kim cương, tăng thêm độ sáng và màu sắc cho chiếc vòng. Giá trị: 600.000 đô la (gần 14 tỷ đồng).

Grandidierite — Madagascar

Grandidierite hiếm đến mức hầu hết các nhà sưu tập thậm chí chưa bao giờ nghe nói về nó, tận mắt chứng kiến thì còn càng hiếm hoi hơn. Lần đầu tiên loại đá này được phát hiện là ở Madagascar vào năm 1902. Sau đó người ta cũng chỉ phát hiện được rất ít grandidierite có đủ chất lượng của đá quý – chỉ 1 trên 10.000 viên đá thô đáp ứng được tiêu chí, vì vậy chúng đã không được sử dụng trong chế tác trang sức, cho đến khi một phần trầm tích được tìm thấy ở miền nam Madagascar vào năm 2014.

Những viên grandidierite chất lượng hàng đầu có màu lục phớt lam và độ bão hòa lớn. Các viên đá thường khá nhỏ. Năm ngoái, Phillips có được viên đá quý đầu tiên, và có thể là duy nhất, từng được bán đấu giá: Một viên đá quý đặc biệt nặng 4,78 carat đã được rèn, giá 52.500 đô la (1.2 tỷ đồng), tức gần 11.000 đô la (255 triệu đồng) mỗi carat.

Grandidierite — Madagascar
Nhẫn Omi Privé Monaco bằng bạch kim, với viên đá quý grandidierite 2,21 carat, alexandrite 1,18 carat và kim cương 0,34 carat.

Ý nghĩa của đá quý phong thủy

Đá phong thủy được nhắc tới như một yếu tố tâm linh như:

  • Nhờ năng lượng dương áp đảo nên loại đá quý này có thể chiêu nạp hay xua đuổi tà ma, những điều xấu, tiêu cực để đem lại bình an cho chủ nhân.
  • Đối với những người làm ăn xa hoặc hay đi tàu thuyền ngoài khơi thì đá phong thủy như một loại bùa hộ thân, bảo vệ họ được an toàn.
Ý nghĩa của đá quý phong thủy
  •  Đá phong thủy giúp tinh thần đi lên, tạo sự thoải mái, cởi mở, khiến chủ nhân trở nên hòa đồng hơn nên dễ dàng nhận được sự yêu mến của người khác hơn. Cũng chính vì điều này mà đá phong thủy có thể đem lại sự hòa hợp, bền chặt cho các mối quan hệ về tình cảm nam nữ, bạn bè, các môi quan hệ đồng nghiệp, sếp với nhân viên, quan hệ gia đình, …
  • Đối với những người thuộc ngành nghệ thuật thì đá phong thủy giúp họ khai sáng và mở lối sáng tạo nhiều hơn.
  • Đối với những người làm kinh doanh, buôn bán đá phong thủy cũng sẽ giúp gặp nhiều may mắn, tài lộc, buôn may, bán đắt.
  • Những người thường xuyên tập thiền, tập yoga có thể sử dụng đá phong thủy để nhanh chóng đạt được cảnh giới mong muốn.

Bảo quản đá quý phong thủy, trang sức đá quý đúng cách

Nên tháo trang sức đá ra khỏi thân thể trước khi tắm, rửa, giặt đồ… vì acid từ sữa tắm, dầu gội, xà bông, bột giặt… có thể gây phản ứng hóa học với thành phần kim loại, muối có trong đá, làm giảm chất lượng của đá, chóng hư hỏng.

Nên đặt trang sức đá vào hộp riêng hoặc khay đựng để nơi cao, thoáng, sạch sẽ. Trang sức đá đã gia trì nên đặt nơi trang nghiêm như giá sách, bàn làm việc, ngăn kéo tủ thờ…

Có thể dùng tinh dầu organic, nước hoa, dầu dừa… rót vào chén nhỏ, thả mề đay, nhẫn vào ngâm chừng 5 phút lấy ra lau sạch. Làm tương tự với chuỗi đeo cổ, đeo tay… nhưng cần cẩn thận khi lau rửa dầu, tránh làm xước bề mặt đá. Chú ý không nên ngâm trang sức trong dầu quá lâu.

Lưu ý:

– Khi tắm, làm những việc dính tới hoá chất tẩy rửa (giặt đồ, rửa chén)thì gỡ ra.

– Gỡ đá ra trước khi tẩy trang. Không xịt trực tiếp nước hoa vào mặt đá. Vì đá tự nhiên tiếp xúc hoá chất lâu ngày có thể làm mờ mặt đá, mất thẩm mỹ.

– Không thử đá bằng cách ngâm Aceton, đốt hoặc ngâm dầu các loại. Muốn kiểm tra viên đá, tốt nhất bạn hãy mang ra trung tâm kiểm định.Tất cả những phương pháp không có khoa học đều có thể làm hư cấu trúc viên đá

Liên hệ:

Tahigems cam kết nỗ lực hết mình nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ đúng với những giá trị mà khách hàng mong đợi.

Câu hỏi thường gặp

Đá quý là gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.