Phân biệt đá quý và đá bán quý

Phân biệt đá quý và đá bán quý. Đá quý có một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với chị em phụ nữ, là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực. Đá quý và đá bán quý là một lĩnh vực khá phức tạp và tinh tế. Cùng TahiGems tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Phân biệt đá quý và đá bán quý

Thế nào là Đá quý và Đá bán quý?

Đá quý là gì?

Đá quý là một loại vật liệu tự nhiên (khoáng vật, tập hợp khoáng vật, …), tạo thành do các quá trình địa chất hoặc hoạt động của sinh vật, được sử dụng vào thiết kế trang sức, trang trí hoặc mỹ nghệ.

Trong điều kiện tự nhiên, các loại đá quý được tạo ở điều kiện nhiệt độ cao và áp suất lớn; thường là trong những đợt phun tào núi lửa, những chuyển động địa kiến taọ khiến các tinh thể bị di dời và kết tinh trong điều kiện thích hợp. Những loại magma có thành phần khác nhau sẽ thành tạo những loại đá quý, khoáng vật khác nhau. Những khoáng vật có tính thẩm mỹ, độ cứng, độ bền và độ hiếm cao thì được xếp vào nhóm đá quý hoặc đá bán quý.

Thế nào là Đá quý và Đá bán quý?

Hiện nay, đá quý dựa vào màu sắc và đặc tính để phân loại. Cụ thể như sau:

Trên thế giới có hơn 3 nghìn loại khoáng vật, nhưng chỉ có tầm khoảng 100 loại khoáng thạch được thích hợp cho việc gia công đá quý. Trong đó có 4 nhóm đá quý chính thống gồm: Kim cương, Ruby, Sapphire, Ngọc lục bảo.

Tuy nhiên, một số quốc gia còn có thêm Ngọc mắt mèo, Ngọc trai, Cẩm thạch hoàng gia và Ngọc đổi màu Alexandrite.

Đọc thêm:

Đá bán quý là gì?

Đá bán quý là khoáng chất có thể được gia công sử dụng trong quá trình làm đồ trang sức hoặc trưng bày, sưu tập và chế tác thành những vật phẩm có giá trị. Để có thể được coi là một loại đá bán quý, khoáng vật phải đủ đẹp, hiếm, có độ bền cao chịu được quá trình chế tác và lưu giữ được trong thời gian dài, có thể được truyền từ đời này đến đời khác.

Trong tự nhiên có khoảng hơn ba nghìn loại khoáng chất, nhưng chỉ có khoảng hơn một trăm loại được đánh giá và xếp hạng là đá bán quý. Từ đó có thể thấy được sự khắt khe trong việc xếp hạng và phân loại đá bán quý.

Tác dụng của đá bán quý là gì?

Có tính thẩm mỹ cao

Sở hữu màu sắc phong phú đa dạng như hồng, vàng ánh kim, xanh lá cây, xanh lục bảo, tím…, đá bán quý khi đã qua chế tác sẽ trở nên khá tinh tế đem đến cho người sở hữu sự mãn nhãn về mặt thị giác đáp ứng yếu tố thẩm mỹ và làm đẹp trong những dịp quan trọng.

Tác dụng của đá bán quý là gì?

Thu hút năng lượng tích cực

Đá bán quý là những viên đá tuyệt vời được sử dụng trong trị liệu và giải tỏa căng thẳng nhờ khả năng thu hút nguồn năng lượng tích cực từ tự nhiên. Đặc biệt đối với những người cảm thấy bế tắc hoặc gặp vấn đề về sự nghiệp, tình cảm, sức khỏe có thể nhờ cậy đến sức mạnh của đá bán quý để thay đổi tình hình và giải quyết những vấn đề nan giải trong cuộc sống.

Phân biệt giữa đá quý và đá bán quý

Cả đá quý và đá bán quý đều được tìm thấy ở các tầng địa chất rất sâu dưới lòng đất. Đều được sử dụng để làm trang sức, đồ trang trí nhưng do sự khác nhau về độ hiếm và ứng dụng. Nên được chia ra thành 2 loại đá.

Màu sắc

  • Với đá bán quý: màu sắc của đá thường khá bắt mắt, có thể thay đổi theo các yêu cầu của khách hàng đề ra.
  • Với đá quý: đá quý thường có màu sắc đặc trưng và cố định. Những viên đá có màu đỏ thường là hồng ngọc, saphire là những viên có màu xanh lam.

Kích thước

  • Với đá bán quý: yếu tố thu hút của loại đá này là kích cỡ. Kích cỡ đá càng lớn thì càng mang lại giá trị cao và sự chú ý.
  • Với đá quý: ngoài các tiêu chí bền, cứng thì yếu tố kích cỡ cũng là một yếu tố quan trọng. Những viên có kích thước lớn thì giá trị rất cao.

Hình dáng chủ yếu

  • Với đá bán quý: hình dáng của loại đá này thường có hình thuôn dài hoặc được giữ nguyên hình dạng nguyên thủy. Để làm vật trang trí phong thủy trong nhà.
    Phân biệt giữa đá quý và đá bán quý
  • Với đá quý: đá quý là nguyên liệu chính để làm ra các món đồ trang sức. Nên các viên đá quý được mài, cắt theo các hình dạng khác nhau. Như hình giọt nước, hình tám cạnh, hình bầu dục, hình briolette,…

Độ bền và độ cứng

  • Với đá bán quý: các khoáng vật hình thành bên trong sẽ quyết định độ cứng và độ bền của viên đá. Khoáng vật càng cổ, càng lâu đời thì
  • Với đá quý: độ cứng của đá quý hơi thấp hơn so với đá bán quý một chút. Độ bền thì không hề kém cạnh.

Tính hiếm có của 2 loại

  • Với đá bán quý: Độ quý hiếm của nó thì không phải bàn rồi. Do sự hiếm có khó tìm mà nó được rất nhiều người săn lùng mặc dù về mặt thẩm mỹ thì đá chưa được đánh giá cao lắm.
  • Với đá quý: Đá quý càng hiếm thì giá trị càng cao. Mặc dù độ quý hiếm thì kém hơn so với đá bán quý 1 chút xíu. Có thể kể đến loại đá quý đang  thịnh hành nhất hiện nay về độ quý hiếm. Đó là viên Alexandrite tại Nga.

Sự sang trọng và hấp dẫn của vẻ đẹp 2 loại đá

  • Với đá bán quý: Vẻ đẹp và sự sang trọng của từng viên đá được thể hiện qua độ quang học của chúng. Cũng nhờ độ quang học mà giá từng viên sẽ có sự khác nhau.
  • Với đá quý: Độ trong suốt của đá, độ phản quang của viên đá và màu sắc của chúng. Đó là những yếu tố quyết định được độ sang trọng của viên đá. Viên đá càng trong thì càng có độ phản quang đẹp, nhờ đó mà giá cả cũng cao hơn.

Cả hai loại đá quý và đá bán quý đều được sử dụng làm nữ trang hoặc các viên đá phong thủy. Xét về sự sang trọng, uy quyền thì đá quý vượt xa so với đá bán quý. Còn xét về mặt giá cả thì đá bán quý chiếm ưu thế hơn rất nhiều so với đá quý.

Câu hỏi thường gặp

Đá quý là gì?
Đá bán quý là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.