Xác định giá trị của đá quý như thế nào?

Xác định giá trị của đá quý như thế nào? Đá quý là một loại vật liệu tự nhiên (một khoáng vật, tập hợp khoáng vật,…), tạo thành do các quá trình địa chất hoặc hoạt động của các sinh vật, có giá trị quý hiếm được con người sử dụng vào mục đích: trang sức, trang trí, mỹ nghệ.  Trong số hơn 5070 khoáng vật trên thế giới, chỉ có khoảng 100 trong số đó được coi là đá quý. Đá quý phải đạt được các tiêu chuẩn giá trị gì?

Cùng TahiGems đi tìm câu trả lời nhé!

Xác định giá trị của đá quý như thế nào?
Xác định giá trị của đá quý như thế nào?

Đá quý là gì?

Đá quý là khoáng chất có thể gia công sử dụng làm đồ trang sức hoặc làm đẹp. Để có thể coi là đá quý điều đầu tiên viên đá cần có là sở hữu vẻ đẹp tuyệt vời rồi tới độ hiếm và độ cứng…

Trong tự nhiên có khoảng hơn ba nghìn khoáng chất, nhưng chỉ có khoảng một phần hai mươi, được coi là đá quý và đá bán quý. Các loại đá này, hầu hết được tìm thấy ở lớp vỏ trái đất hay lẫn trong các loại khoáng vật khác. Một số loại đá quý như hổ phách, ngọc trai, san hô hay ngà voi có nguồn gốc từ động vật. Được gọi là đá quý hữu cơ, tuy không được bền như đá khoáng sản nên thường được đánh bóng, chạm khắc hoặc khoan xâu thành các chuỗi hạt.

Đá quý là gì?

Một loại vật chất được coi là đá quý, đá bán quý khi đạt được các tiêu chuẩn sau:

  • Độ cứng: đạt độ cứng cao và bền lâu với thời gian.
  • Độ đẹp: khi có thể tương tác với ánh sáng và có màu sắc, khúc xạ và khả năng phản xạ ánh sáng.
  • Độ hiếm: càng khó tìm kiếm trong tự nhiên thì giá trị của nó càng cao.
  • Hình dạng: được hình thành và tạo ra tự nhiên, với các loại đá được tạo ra bởi con người không phải đá quý hay bán quý.

Vì sao đá quý lại được ưa chuộng đến thế?

Các loại đá quý đã trải qua hàng nghìn năm tích nạp năng lượng trời đất mạnh mẽ . Bởi thế nó tồn tại như một bùa hộ mệnh. Nó mang trong mình những ý nghĩa về mặt tâm linh và công dụng đối với sức khoẻ.

Ý nghĩa tâm linh

  • Trong phong thuỷ, loại đá này đã và đang trở thành biểu tượng tình yêu bền vững và đầy mãnh liệt. Các đôi yêu nhau tin rằng, tình yêu của họ sẽ mãi bền chặt, hạnh phúc viên mãn. Ngày nay, ý nghĩa của những viên đá này là món quà đặc biệt vô cùng ý nghĩa của những cặp vợ chồng. Chứng minh tình yêu son sắt, nồng cháy, vĩnh viễn của họ.
Vì sao đá quý lại được ưa chuộng đến thế?
  • Ngoài ra, đeo nó còn mang năng lượng tốt sẽ giúp sức khoẻ được cải thiện. Tinh thần sảng khoái, minh mẫn, giảm căng thẳng, lo âu, mệt mỏi. Từ đó thần sắc cũng trở nên vui vẻ, hạnh phúc, mọi chuyện cũng sẽ tự khắc thấy suôn sẻ hơn.

Công dụng đối với sức khoẻ

  • Đối với sức khoẻ, viên đá thiên nhiên này được sử dụng trong việc trị liệu tinh thần. Giúp thanh lọc năng lượng tiêu cực, tái tạo thể chất và tâm hồn. Tiếp thêm sinh lực để người sở hữu cảm thấy khỏe mạnh, tự tin, lạc quan yêu đời, sống vui khỏe và có ích. Vì vậy, không phân biệt tuổi tác già hay trẻ, giới tính nam hay nữ, nó có thể dùng cho tất cả mọi người. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi người. Loại đá này còn được xem là loại thuốc quý giúp tích lũy năng lượng. Đồng thời ngăn ngừa bệnh tật cho cơ thể như hỗ trợ điều trị bệnh tim, bệnh khớp, bệnh mất ngủ, bệnh động kinh, suy giảm trí nhớ..
  • Nhưng mỗi loại đá sẽ có một đặc tính và công dụng đối với cuộc sống khác nhau. Cũng như nó sẽ phụ thuộc vào độ quý hiếm. Nó còn phụ thuộc vào sự tồn tại bao nhiêu và tích nạp bao nhiêu tinh túy của đất trời.

Tiêu chuẩn để xác định đá quý

Dựa vào những vết cắt của thợ cắt đá (Cut)

Để có được một viên đá đẹp sau khi chế tác thợ cắt mài phải kiểm tra tinh thể thô rất cẩn thận trước khi tiến hành bước đầu tiên của quá trình cắt mài. Mỗi mẫu đá thô có một dạng phân bố màu (hàm lượng và vị trí của màu trong tinh thể) đặc trưng của nó. Ví dụ: màu xanh dương trong Sapphire thô có thể chỉ nằm tại hai chóp tinh thể.

Dựa vào những vết cắt của thợ cắt đá (Cut)

Đối với những viên đá thô có màu phân bố thành từng lớp song song với những mặt tinh thể hoặc nằm gần bề mặt của tinh thể. Để có được những viên đá có màu đẹp nhất (mà viên đá đó có thể) sau khi mài khi nhìn viên đá từ trên mặt thì thợ cắt mài phải định hướng sao cho những lớp màu phải song song với gờ hoặc đặt phần màu đậm ở chóp đáy (culet) của viên đá được mài giác.

Tỉ lệ cắt mài chính xác có thể làm cho viên đá thể hiện tối đa độ chiếu sáng và màu của nó, nhưng chúng ta phải xem xét đến lợi ích kinh tế để cắt mài mỗi viên đá thô vì khi cắt mài đúng chuẩn có thể làm giảm trọng lượng viên đá rất nhiều.

Độ bền

Giống như tiêu chí đánh giá bất cứ một sản phẩm cao cấp nào trong đời sống con người, các sản phẩm quý ngoài đẹp ra cũng phải bền, bền cũng là một tiêu chí hết sức quan trọng đối với đá quý. Đá quý có độ bền cao giúp tránh khỏi tác động từ bên ngoài trong quá trình sử dụng như va chạm, rơi rớt, hóa chất… Bền bao gồm độ cứng , độ bền về mặt hóa học và độ dai.

Độ bền

– Độ cứng: hay độ bền cơ học, là khả năng chịu được tác động từ va đập. Đá quý phải ít có khả năng bị vỡ, sứt mẻ hoặc trầy xước. Những loại đá quý phải có độ cứng từ 7 trở lên theo thang độ cứng Mohs. Tuy nhiên, với các trường hợp có độ cứng thấp nhưng có độ phản chiếu ánh sáng cao hoặc có hiệu ứng quang học đặc biệt, vẫn được coi là đá quý và đòi hỏi chúng ta phải biết cách giữ gìn và bảo quản.
– Độ dai: Một số đá quý trong tự nhiên có độ cứng thấp nhưng lại rất dai do cấu trúc đặc biệt như ngọc cẩm thạch ( loại ngọc rất được ưa chuộng ở phương Đông). Tuy chỉ có độ cứng khoảng 6 – 6,5 (theo thang Mohs) nhưng chúng rất bền do cấu tạo sợi.
– Độ bền về mặt lý, hóa học: Đá quý phải có độ bền chống lại sự ăn mòn của các axit, các hóa chất độc hại, sự tác động của nhiệt độ, đặc biệt là trong môi trường nhiệt độ cao.

Độ hiếm (Rarity)

Theo tâm lý thường thấy, một loại đá càng đẹp, càng hiếm và khó khai thác thì giá trị càng cao và càng được khao khát bởi các nhà sưu tầm và giới thượng lưu. Cùng một họ đá quý, tuỳ theo màu sắc mà loại đá này có thể được coi là hiếm hơn loại đá khác. Ví dụ đối với Diamond (Kim Cương), Fancy Color Diamond (Kim Cương Màu) hiếm hơn rất nhiều so với Diamond (Kim Cương) không màu (chỉ có 1/10,000 loại Diamond (Kim Cương) được tìm thấy là có màu sắc) và cũng có giá trị cao hơn. Vào tháng 4 năm 2017, viên Diamond Pink Star (Kim Cương Sao Hồng) 59,60 carat được đấu giá với giá 71.2 triệu đô.

Độ hiếm (Rarity)

Tương tự, đối với đá Garnet (Ngọc Hồng Lựu), màu Đỏ Rượu là màu phổ biến nhất, các màu khác như Xanh Lục (Tsavorite), Hồng tím (Rhodolite).. hiếm hơn và đắt đỏ hơn.

Một ví dụ khác, Amethyst (Thạch Anh Tím) từng có giá trị sánh ngang với Ngọc Lục Bảo, Hồng Ngọc hay thậm chí Kim Cương cho đến khi người ta khám phá ra những mỏ đá Thạch Anh Tím lớn tại Brazil vào thế kỷ 19.

Tuy nhiên, không phải loại đá nào càng hiếm cũng có giá trị càng cao. Ví dụ như Tanzanite – loại đá chỉ được tìm thấy ở duy nhất một nơi trên thế giới – Tanzania có giá trị thấp hơn đáng kể so với Diamond (Kim Cương), dù Diamond (Kim Cương) có độ phổ biến cao hơn.

Độ tinh khiết (Clarity)

Những bao thể mà làm gián đoạn đường đi của ánh sáng xuyên qua viên đá mài giác sẽ làm giảm độ chiếu sáng và cường độ màu. Nhưng một số bao thể cũng có thể đem lại những ảnh hưởng tích cực lên bề ngoài viên đá. Ví dụ: những bao thể mịn có thể phân tán ánh sáng bên trong viên đá mài giác và làm cho những vùng tối của viên đá (extinction) ít bị chú ý hơn.

Độ tinh khiết (Clarity)

Bao thể cũng có thể tạo ra màu của viên đá. Những hạt mica màu lục là nguyên nhân gây ra thân màu lục, và những bao thể hematite màu nâu nhạt làm cho một số Sapphire vàng có màu đậm hơn.

Phát huỳnh quang (Fluorescence)

Một số vật liệu phát ra ánh sáng khi được đặt dưới tia cực tím (UV), đây được gọi là phát huỳnh quang. Ánh sáng mặt trời và đèn huỳnh quang phát ra một số tia cực tím (UV), và nhiều loại đá quý phát huỳnh quang khi đặt dưới điều kiện này.Phát huỳnh quang làm cho spinel đỏ thêm phần rực rỡ. Nó cũng làm tăng màu đỏ của Ruby giàu chromium. Nhưng Ruby từ một số nguồn gốc thì giàu sắt, và sắt là chất cản phát huỳnh quang nên những loại Ruby này không phát huỳnh quang dưới tia cực tím. Thông thường, Ruby phát huỳnh quang thì có giá trị cao hơn những loại không phát huỳnh quang, mặc dù ở một khía cạnh khác thì phát huỳnh quang có thể làm giảm độ chiếu sáng của viên đá.

Đọc thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đá quý là gì?
Vì sao đá quý lại được ưa chuộng đến thế?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.