Kim cương máu là gì? Có ý nghĩa gì?

Kim cương máu là gì? Có ý nghĩa gì? Mọi người thường ưa chuộng những viên kim cương trong suốt hoắc trắng vì nó thể hiện được vẻ đẹp của ánh lửa trong từng chi tiết của viên đá. Nhưng bên cạnh đó, những viên kim cương màu luôn sở hữu một vẻ đẹp thần bí và rất khó để mọi người có thể cảm nhận được vẻ đẹp phi thường của nó. Kim cương trắng hiện tại đang rất nhiều trên thị trường thế giới lẫn Việt Nam. Nhưng rất ít người trong đại đa số lại săn tìm kim cương màu, đặc biệt là kim cương đỏ.

Được mệnh danh là kim cương máu, lí do gì khiến loại đá quý này lại quý hiếm? Ý nghĩa của nó là gì? Cùng TahiGems tìm hiểu ngay nhé!

Kim cương là gì?

Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của Carbon, dạng còn lại đó là than chì. Kim cương có độ cứng cao và khả năng quang học cực tốt và chúng được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, và đặc biệt những viên kim cương chất lượng tốt nhất được sử dụng trong ngành kim hoàn.

Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo. Chúng là những vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác – những tinh thể carbon dạng lồng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được (chỉ có kim cương mới cắt được kim cương). Điều đó có nghĩa là chúng có thể giữ bề mặt đánh bóng rất lâu và rất tốt. Khoảng 150 triệu cara (30.000 kg) kim cương được khai thác mỗi năm với tổng giá trị là 10 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra, có khoảng 100.000 kg kim cương được chế tạo trong phòng thí nghiệm.

Kim cương là gì?

Tên gọi “kim cương” được bắt nguồn từ tiếng Hán có nghĩa là kim loại cứng, còn ở Hy Lạp chúng được gọi với cái tên “admas” nghĩa là “không thể phá hủy”. Chúng được sưu tầm như một loại đá quý và được sử dụng trên những biểu tượng tôn giáo của người Ấn Độ cách đây 2.500 năm. Và người cổ đại đã biết sử dụng loại khoáng chất này để tạo ra những mũi khoan.

Thế kỷ 19, những viên kim cương mới thực sự phổ biến, khi kỹ thuật cắt, đánh bóng thực sự phát triển đạt tới một trình độ mới và kinh tế thế giới bắt đầu có sự dư giả. Như cầu làm đẹp tăng và những nhà kim hoàng bắt đầu tung ra những chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho loại đá quý hiếm này.

Quá trình hình thành của kim cương

Kim cương bắt đầu hình thành ở những nơi có nhiệt độ và áp suất rất cao, cụ thể là độ sâu khoảng 150 km (so với mặt đất), áp suất 5 gigapascal, nhiệt độ 1200 độ C. Chỉ cần đủ đáp ứng những điều kiện trên thì mọi nơi đều có thể có kim cương.

Quá trình hình thành của kim cương

Tuy nhiên, lượng khai thác lớn nhất hiện nay là ở Trung Phi và Nam Phi (chiếm khoảng 49%), tiếp theo là Canada, Ấn Độ, Nga, Brazil, Úc,… Nơi có nhiều kim cương là ở miệng núi lửa đã tắt, sâu trong lòng Trái Đất.

Lý do là miệng núi lửa có áp suất và nhiệt độ cao, đủ để làm thay đổi cấu trúc của các tinh thể trong lòng đất. Để một viên kim cương được hình thành ngoài thiên nhiên thường mất khoảng 1 tỷ năm đến 3,5 tỷ năm.

Tính chất vật lý của kim cương

Độ cứng

Kim cương có độ cứng là 10/10 trong thang độ cứng Mohs cho các khoáng vật, là chất cứng nhất được tìm thấy đến thời điểm hiện tại trong cả tự nhiên lẫn nhân tạo. Đây là đặc điểm vật lý đặc trưng nhất để nhận biết kim cương, bởi vậy người ta mới gọi tên là “kim cương” nghĩa là “kim loại cứng”.

Người ta đã tìm thấy ở vùng New England của bang New South Wales (Úc) những viên kim cương tuy nhỏ nhưng được đánh giá là cứng nhất trong các loại kim cương và nó được ứng dụng vào việc đánh bóng những viên kim cương khác.

Quá trình hình thành sẽ quyết định đến độ cứng khác nhau của những viên kim cương. Độ cứng của những viên kim cương được hình thành một lần sẽ cao hơn so với những viên kim cương được hình thành từ nhiều lần.

Tính chất vật lý của kim cương

Mặc dù chúng đều là kim cương nhưng có tính chất độ cứng như này là bởi những viên kim cương được hình thành nhiều lần thường sẽ có những vết, những lớp sau mỗi giai đoạn và những điểm đứt quãng này trong cấu trúc của nó khiến độ cứng bị giảm đi.

Trong số hơn 3.000 mẫu khoáng vật mà con người biết đến thì nó được đánh giá mang giá trị cao nhất. Tính chất rắn của kim cương được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp từ rất lâu, nó được dùng với vai trò để đánh bóng, cắt mọi bề mặt hay cắt chính những viên kim cương khác hoặc có thể làm mũi khoan, lưỡi cưa hay bột mài,… hay khắc chữ.

Độ cứng của kim cương giúp nó luôn giữ độ sáng bóng qua thời gian bởi nó chỉ có thể bị làm trầy bởi một viên kim cương khác mà thôi. Do đó, kim cương phù hợp hơn trong vai trò là những món trang sức và phù hợp diện cùng với mọi trang phục kể cả thường ngày bởi độ bền của nó.

Độ giòn

Các viên kim cương có độ giòn được đánh giá chỉ đạt ngưỡng trung bình. Kim cương cũng có thể bị vỡ trong quá trình sử dụng bởi cấu trúc của nó dễ bị phá vỡ do khả năng chống chịu của nó kém.

Màu sắc

Kim cương thiên nhiên thường có rất nhiều màu sắc bởi những tạp chất lẫn trong chúng đặc biệt Nitơ là nguyên nhân tạo lên những sắc màu rực rỡ cho chúng. Kim cương có thể không màu nhưng cũng có thể có màu hồng, đỏ, nâu, tím, vàng, xanh dương, xanh lá cây, cam và cả đen.

Độ bền nhiệt độ

Kim cương có thể bị phân hủy ở áp suất khí quyển 1atm bởi lúc này kim cương không ổn định sẽ mang tính chất tương tự như than chì nên cấu trúc của nó dễ dàng bị phá hủy và bị phân hủy một cách nhanh chóng. Đặc biệt, trong điều kiện có đủ oxy với mức nhiệt khoảng 800℃ kim cương cũng có thể bị cháy.

Tuy nhiên, kim cương chỉ có thể bị biến thành than chì ở môi trường nhiệt độ và áp suất bình thường với điều kiện thời gian tương đương với khoảng thời gian để vũ trụ được hình thành cho đến nay, khoảng 15 tỷ năm.

Tính chất quang học

Trang sức kim cương trở nên hấp dẫn phần lớn do kim cương có thể tạo những tia ánh sáng màu sắc từ những tia sáng trắng. Đây chính là khả năng tán sắc tốt của kim cương bởi khi tương tác với bước sóng ánh sáng kim cương có chiết suất biến đổi cực nhanh.

Độ lấp lánh của viên kim cương thường được miêu tả là “adamantine”, đặc trưng của những ánh sáng có tác động lên viên kim cương đó.

Kim cương máu là gì?

Kim cương máu (Blood Diamond), hay còn được gọi là kim cương xung đột (Conflict Diamond), là tên gọi của Liên hợp quốc đặt ra đối với những loại đá quý có xuất xứ từ những vùng đất dựa trên sự bóc lột sức lao động của những tổ chức phạm pháp hoặc không được chính phủ bảo hộ, dùng vào mục đích quân sự hoặc vận chuyển trái phép. Chính điều này đã dẫn đến cái chết của hàng nghìn con người vô tội ở Châu Phi. Kim cương máu cũng được sử dụng bởi các tổ chức khủng bố để mua sắm vũ khí phục vụ cho mục đích quân sự và chiến tranh.

Vì sao gọi là kim cương máu?

Kim cương máu là tên gọi vừa trừu tượng. Hãy hữu hình với những viên kim cương có được từ xung đột, giao tranh và chưa qua kiểm định.

Vì sao gọi là kim cương máu?

Kim cương tự nhiên đúng như tên gọi của nó – tồn tại ngoài tự nhiên. Không phải vùng đất nào cũng có kim cương, nhưng tập trung nhiều nhất là ở Châu Phi. Nghèo đói, thiếu tiến bộ và lỏng lẻo trong quản lý. Điều này đã tạo cơ hội cho những tên khai thác lậu lộng lành.

Nhưng vì không được quản lý, nên xung đột và giao tranh diễn ra liên miên. Để có được viên kim cương không biết phải đánh đổi bao nhiêu mồ hôi sương máu của những ngưởi lao động cực khổ. Sự hữu hình của tên gọi kim cương máu cũng từ đó mà ra, mà tạo nên ám ảnh.

Ảnh hưởng mà kim cương máu mang lại

Những tệ nạn lao động như bóc lột sức lao động, lao động trẻ em, lạm dụng tình dục… là hệ quả tất yếu. Xem tính mạng con người là cỏ rác, không quan trọng bằng thành quả là những viên kim cương. Có những người từ vùng đất kim cương máu trở về, thân thể không còn vẹn nguyên vì tàn tật. Những đôi bàn tay đen sạm, chai lì vì đất đá khoáng sản hằn theo năm tháng.

Một vấn đề khác của kim cương máu, đó chính là việc không thể kiểm soát. Điều này khiến tài nguyên quốc gia thì cạn kiệt. Nhưng lợi nhuận thu lại là không bao nhiêu. Kim cương máu không được kiểm định, tuồn vào thị trường tạo nên những bất ổn về chất lượng lẫn kinh tế.

Câu hỏi thường gặp

Kim cương máu là gì?
Vì sao gọi là kim cương máu?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.