Quá trình hình thành của kim cương. Là một trong số những loại đá quý được yêu thích nhất – kim cương – sở hữu những vẻ đẹp vượt thời gian và có giá trị lớn về mặt kinh tế. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc kim cương hình thành ra sao hay chưa? Hãy cùng Tahi Gems tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính:
Kim cương là gì?
Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của Carbon, dạng còn lại đó là than chì. Kim cương có độ cứng cao và khả năng quang học cực tốt và chúng được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, và đặc biệt những viên kim cương chất lượng tốt nhất được sử dụng trong ngành kim hoàn.
Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo. Chúng là những vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác – những tinh thể carbon dạng lồng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được (chỉ có kim cương mới cắt được kim cương). Điều đó có nghĩa là chúng có thể giữ bề mặt đánh bóng rất lâu và rất tốt. Khoảng 150 triệu cara (30.000 kg) kim cương được khai thác mỗi năm với tổng giá trị là 10 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra, có khoảng 100.000 kg kim cương được chế tạo trong phòng thí nghiệm.
Tên gọi “kim cương” được bắt nguồn từ tiếng Hán có nghĩa là kim loại cứng, còn ở Hy Lạp chúng được gọi với cái tên “admas” nghĩa là “không thể phá hủy”. Chúng được sưu tầm như một loại đá quý và được sử dụng trên những biểu tượng tôn giáo của người Ấn Độ cách đây 2.500 năm. Và người cổ đại đã biết sử dụng loại khoáng chất này để tạo ra những mũi khoan.
Thế kỷ 19, những viên kim cương mới thực sự phổ biến, khi kỹ thuật cắt, đánh bóng thực sự phát triển đạt tới một trình độ mới và kinh tế thế giới bắt đầu có sự dư giả. Như cầu làm đẹp tăng và những nhà kim hoàng bắt đầu tung ra những chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho loại đá quý hiếm này.
Sự hình thành của kim cương
Kim cương là dạng hình thù được biết đến nhiều nhất của Cacbon.
Những viên kim cương lấp lánh được tạo thành từ những khoáng vật có chứa cacbon, dưới nhiệt độ cao và áp suất rất cao, có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt làm cho nó có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn. Trên trái đất, mọi nơi đều có thể sản sinh ra kim cương. Bởi ở một độ sâu nào đó thì sẽ tồn tại nhiệt độ đủ cao và áp suất đủ lớn để tạo thành kim cương.
Kim cương xuất hiện từ bao giờ, ở đâu?
Các nhà khoa học đã cho rằng kim cương được hình thành từ rất lâu, khoảng 1 tỷ đến 3,5 tỷ năm. Việc hình thành kim cương diễn ra trong điều kiện vật lý đặc biệt hiếm, tuy nhiên nó lại được tạo ra từ một trong những nguyên tố cơ bản xuất hiện nhiều nhất trong thiên nhiên, đó là các-bon. Sự kết tinh xảy ra trong những điều kiện vật lý khắt khe, khi mà áp lực vượt 5 gigapascal (GPa) và nhiệt độ đạt trên 1300°C, tương đương với những điều kiện ở độ sâu từ 100-200 km dưới lòng đất.
Khi kim cương được các ống nham thạch đưa gần lên mặt đất, chúng có thể bị “rò rỉ” qua một khu vực lớn xung quanh. Một ống nham thạch được đánh giá là nguồn kim cương chính. Ngoài ra còn có thể kể đến một số viên kim cương rải rác do các nhân tố bên ngoài (môi trường, nguồn nước). Tuy nhiên, số lượng này cũng không lớn.
Kim cương còn có thể bị đưa lên mặt đất khi có sự đứt gãy các lục địa mặc dù điều này vẫn chưa được hiểu rõ ràng và hiếm xảy ra.
Sự hình thành kim cương từ ngoài vũ trụ
Kim cương còn có thể được hình thành trong những hiện tượng có áp suất và nhiệt độ cao khác. Người ta đã tìm thấy trong tâm thiên thạch có những tinh thể kim cương kích thước cực kì nhỏ, chính các hạt bụi kim cương này được các nhà khoa học hiện đại dùng để xác định vị trí thiên thạch rơi xuống trái đất.
Kim cương màu sắc
Màu sắc thường được coi là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của một viên kim cương vì ngay cả những người nghiệp dư cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Màu sắc truyền thống của kim cương là màu trắng hoặc không màu.
Tuy nhiên, các chuyên gia trong nghề cho biết rất hiếm có các viên kim cương không màu. Hầu hết các viên kim cương có màu vàng nhạt – rất nhạt đến độ gần như không đáng kể.
Kiến thức về kim cương màu
Màu sắc của kim cương tự nhiên là một yếu tố quan trọng trong bảng tiêu chuẩn 4C của GIA để đánh giá về chất lượng tổng thể của kim cương, bên cạnh các yếu tố khác như độ tinh khiết, vết cắt và cân nặng carat.
Trong bảng đo màu sắc, phần lớn kim cương nằm trong dải màu từ không màu (đôi khi được gọi là trắng – colorless diamond) đến gần không màu, và sau đó chuyển sang màu ám vàng hoặc hơi ám nâu.
Màu kim cương phổ biến được phân loại dựa trên mức độ trắng hoặc không màu. Viện Đá Quý Hoa Kỳ (GIA) đã sắp xếp các biến thể khác nhau về màu sắc trong quá trình hình thành kim cương tự nhiên thành một bảng phân loại màu chuẩn được công nhận và sử dụng rộng rải trên toàn thế giới.
Bảng màu kim cương tự nhiên trong chứng nhận kim cương GIA được đánh thứ tự giảm dần từ D tới Z. D là giá trị cao nhất là loại kim cương không màu (colorless) và Z là loại kim cương có giá trị thấp nhất trong bảng màu với ánh vàng hoặc ánh nâu.
Kim cương không màu được phân loại bằng các chữ cái D, E và F trong bảng màu sắc kim cương GIA. Các cấp màu phổ biến nhất mà người tiêu dùng kim cương gặp phải chạy từ cấp màu G đến cấp màu M.
Những viên kim cương có màu hơi ánh vàng hoặc hơi ánh nâu nhận được các cấp màu K, L hoặc M. Các cấp màu N, O, P, Q và R đại diện cho đá có sắc độ vàng nhạt dần dần, trong khi các cấp từ S đến Z đại diện cho kim cương có màu ngày càng ố vàng hoặc ố nâu.
Những sự thật về kim cương
- Màu sắc của các viên kim cương rất đa dạng chứ không đơn thuần là một màu trắng trong suốt. Nếu bạn thấy những viên kim cương màu vàng, xanh, đen, tím… thì cũng đừng ngạc nhiên nhé.
- Các nhà chế tác có thể tạo ra kim cương thông qua phương pháp áp cao nhiệt và phương pháp bốc hơi – lắng đọng hóa học.
- Kim cương không chỉ được sử dụng để làm trang sức mà còn dùng cho công nghiệp và y tế.
- Kim cương thật sự không quá hiếm như trong suy nghĩ của nhiều người.
- Moissanite là loại đá thay thế kim cương làm trang sức khá phổ biến. Loại đá này có nhiều đặc tính bên ngoài khá giống với kim cương.
Ý nghĩa của Kim Cương
Kim Cương được xem là “Vua của các loại đá quý”. Đây là một dạng thù hình của nguyên tố Carbon, được hình thành dưới lòng đất trong hàng tỷ năm. Ngoài việc sở hữu bề ngoài lấp lánh và tỏa sáng thì Kim Cương còn là loại đá quý rất bền, rất cứng. Đó cũng chính là lý do khiến Kim Cương được ứng dụng rộng rãi trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người.
Nhiều người quan niệm việc đeo Kim Cương sẽ giúp nuôi dưỡng nhịp đập của tim vào não và Kim Cương còn có tính khử độc. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể chứng minh các tác dụng này. Ngoài ra, Kim Cương còn được xem là loại đá quý góp phần tăng cường và duy trì các mối quan hệ, đem lại sự may mắn, phát triển tinh thần và kích thích sự sáng tạo, lòng dũng cảm,… Mặc dù, chưa có chứng minh khoa học về các hiệu quả trên, tuy nhiên, qua hàng ngàn hàng ngàn năm, Kim Cương vẫn luôn khẳng định vị trí đẳng cấp và quyền lực, mà không có bất kỳ loại đá quý nào có thể so sánh được.