Top những loại đá quý đắt nhất

Ngày nay, đối với nhiều phụ nữ trẻ, trang sức đá quý luôn có một mãnh lực ghê gớm. Tuy nhiên, để chọn ra một chiếc vòng cổ kim cương thật đẹp hay một chiếc nhẫn ngọc mắt mèo thật tinh tế không phải chuyện đơn giản. Là người am hiểu và thông tuệ, bạn nên trang bị cho mình vốn hiểu biết về đá quý, không chỉ đơn giản là giá trị về mặt vật chất mà còn cả giá trị về văn hóa, lịch sử. Không phải kim cương, mà 10 loại đá quý đắt nhất thế giới lại là những thứ khác, chúng vừa có giá trị, mà lại còn quý hiếm hơn kim cương rất nhiều lần. Vậy các loại đá đó là gì? Và chúng đắt đỏ tới mức nào mà đến kim cương cũng không thể so bì được? Hãy cùng Tahi Gems tìm hiểu hay trong bài viết sau đây nhé!

Top những loại đá quý đắt nhất

Đá quý là gì?

Đá quý là tên gọi chung của tất cả các khoáng vật quý hiếm. Trong tự nhiên có khoảng hơn ba nghìn khoáng chất, nhưng chỉ có khoảng 1/20 trong số đó, được coi là đá quý và đá bán quý. Đá quý là khoáng chất có thể gia công sử dụng làm đồ trang sức hoặc làm đẹp.

Tiêu chuẩn của một loại đá gọi là đá quý

Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu đá quý là gì? Vậy bạn có biết có biết tiêu chuẩn của một loại đá gọi là đá quý là như thế nào không? Thông thường, một loại khoáng vật được gọi là đá quý khi nó đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:

  • Về độ cứng, đá quý là đá phải đạt độ cứng cao và có độ bền lâu dài cùng với thời gian.
  • Về màu sắc, đá quý khi tương tác với ánh sáng sẽ khúc xạ và  có khả năng phản xạ ánh sáng tốt. Có nghĩa là nó sẽ trở nên lấp lánh và đẹp hơn rất nhiều khi tương tác với ánh sáng.
  • Về độ hiếm: một khoáng vật được cho là đá quý khi nó có độ hiếm cao. Có nghĩa là, càng hiếm tìm thấy trong tự nhiên thì giá trị của nó sẽ càng cao.
  • Về hình dạng: Đá quý được hình thành và tạo ra từ tự nhiên nên hình dạng của nó cũng rất đa dạng.

Các loại đá quý đắt nhất

Kim cương đỏ

Kim cương đỏ được xem như là một loại khoáng vật quý hiếm nhất trong các loại đá quý tự nhiên. Thậm chí hầu như có rất ít người nhìn thấy được loại đá này. Viên đá quý này không chỉ có màu đỏ tươi hay đỏ thẫm, mà nó còn ngả sang màu đỏ tía cực kỳ độc đáo.

Kim cương đỏ
Kim cương đỏ

Nơi sản xuất ra một lượng nhỏ viên kim cương đỏ này là vùng mỏ Argyle ở Úc. Cứ tầm từ 1 đến 2 năm là họ lại chọn ra một viên kim cương đỏ lớn nhất, đẹp nhất để mang đi đấu giá. Hiện tại loại này đã đạt từ 2 triệu – 2,5 triệu USD/1 Cara.

Jeremejevite – €1.500 /Carat

Jeremejevite – €1.500 /Carat
Jeremejevite – €1.500 /Carat

Jeremejevite (đọc là ye-rem-ay-ev-ite) vốn là một khoáng chất borat nhôm, là một loại đá quý hiếm và ít người biết đến, không màu hoặc có màu xanh da trời hoặc vàng nhạt, chủ yếu xuất hiện ở Siberia, Đức, Namibia, núi Parmir ở Tajikistan, 2 địa điểm mới nhất phát hiện có khoáng vật này là Myanmar và Srilanka. Jeremejevite được phát hiện bởi nhà nghiên cứu khoáng vật học người Pháp Augustin Alexism Damour và được đặt theo tên nhà khoáng vật học người Nga Pavel Vladimirovich Ereemeev khi ông này tìm ra nó tại Namibia vào năm 1883. Jeremejevite có thể được cắt và đánh bóng mà không gặp bất kỳ vấn đề gì, không chịu tác động của nhiệt độ cao. Hiện nay, một viên đá Jeremejevite 2,93 carat có giá từ €147.000 trở lên.

Ngọc mắt mèo đen (Black Opal) – €1.733/ Carat

 Ngọc mắt mèo đen (Black Opal) – €1.733/ Carat
 Ngọc mắt mèo đen (Black Opal) – €1.733/ Carat

Ngọc mắt mèo đen là loại có giá trị nhất trong tất cả các loại ngọc mắt mèo, hơn hẳn Opal lửa và Opal trắng. Điều làm nên sức hấp dẫn của loại đá này là mỗi viên đá lại sở hữu một vẻ đẹp hoàn toàn riêng biệt và hội tụ đầy đủ màu sắc của những loại đá quý khác cộng lại. Và mặc dù khoáng chất tạo nên loại đá này có ở khắp nơi trên trái đất nhưng để tìm được một viên đá Opal đạt chất lượng đá quý cũng khó như tìm kim đáy bể. Hiện 97% lượng đá mắt mèo trên thế giới đến từ các mỏ khai thác tại Australia. 3% còn lại đến từ Mexico. Cấu trúc bên trong của ngọc mắt mèo có khả năng tán xạ ánh sáng tạo nên vầng quang phổ màu sắc rất đẹp. Mỗi viên đá có hiệu ứng tán xạ khác nhau và khi quan sát từ các góc khác nhau, chùm màu sắc này lại thay đổi. Đá mắt mèo đen chứa ít nước hơn và ít bị rạn nứt hơn loại sáng màu. Do màu đen đặc trưng nên đá mắt mèo đen có thể dễ dàng phân biệt với các loại đá khác, tuy nhiên chỉ có các phương pháp kiểm định khoa học mới xác định được viên đá nào là tự nhiên, chưa qua xử lý và viên đá nào là nhân tạo và đã qua xử lý.

Ngọc Long Serendibite

Ngọc Long Serendibite có xuất xứ từ Sri Lanka, với cấu tạo hóa học cực kỳ phức tạp bao gồm Nhôm, Magie, Canxi, Silicon, Boron và Oxy. Cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có 3 viên Ngọc Long Serendibite cắt giác được tìm thấy trên thế giới, với khối lượng là 0.35 cara, 0.55 cara và 0.56 cara.

Đá quý đắt nhất thế giới: Ngọc Long Serendibite
Đá quý đắt nhất thế giới: Ngọc Long Serendibite

Hai viên đầu tiên được chuyên gia đá quý D. P. Gunasekera phát hiện, sau đó giáo sư tên J. Gübelin người Thụy Sĩ mua lại. Hiện tại, viên Ngọc Long Serendibite nhỏ nhất cũng đã có mức giá là 1,43 triệu USD/1 cara.

 Ngọc bích đổi màu (Jadeite) – € 2.214.000 €/Carat
Top 5 loại đá quý hiếm nhất trên thế giới – Phương Đá Quý

Đứng ở vị trí số 1 là Jadeite – ngọc bích đổi màu hay còn gọi là Phỉ Thúy – một khoáng chất pyroxen thường có màu như màu táo xanh, xanh ngọc lục bảo, xanh tỏi tây hoặc xanh nhạt. Tương truyền đây là loại đá quý mà lúc sinh thời Từ Hy Thái Hậu vô cùng si mê. Khác với cẩm thạch (jade), ngọc bích đổi màu (jadeite) vẫn được xem là loại bảo thạch kỳ bí, hiếm có và đắt tiền nhất còn tồn tại cho tới ngày nay, viên đá nào có màu sắc càng sống động, khả năng đổi màu thì càng đắt. Những viên jadeite có chất lượng tốt nhất được tìm thấy ở Myanmar, các viên có chất lượng thấp hơn rải rác ở Guatemala, Nga, Nhật Bản và California. Viên ngọc jadeite đắt tiền nhất đã được đem bán đấu giá tại nhà đấu giá Christies vào năm 1997 có giá tới € 6,866,000. Đó là chuỗi vòng cổ “Doubly Fortunate” được kết từ 27 viên ngọc jadeite đường kính khoảng 5mm.

Đọc thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đá quý là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.