Cách nhận biết đá Sapphire tự nhiên

Cách nhận biết đá Sapphire tự nhiên như thế nào? Nhắc đến đá quý, ngoài kim cương tượng trưng cho sự giàu có, còn nhiều cái tên quen thuộc hay được nghe đến như Ruby, Thạch anh hay Sapphire… Bạn biết gì về những viên đá ấy, như Sapphire là gì? Tại sao nó lại có giá trị như vậy? Bài viết này sẽ đem đến những thông tin cần biết về đá Sapphire. Cùng Tahi Gems đọc để tìm hiểu thêm nhé!

Cách nhận biết đá Sapphire tự nhiên

Đá Sapphire là gì?

Đá Sapphire hay còn được gọi với tên gọi khác là đá Lam Ngọc, còn cụm từ Sapphire được bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp, cụm từ này có nghĩa là đá màu xanh da trời. Đá Sapphire hình thành ở nhiệt độ và điều kiện áp suất cao duwois lòng đất nên thành phần chính chủ yếu của chúng là Corundum. Chỉ đứng sau kim cương, đá Sapphire sở hữu độ cứng 9/10 ở trên thang Mohs. Do có độ cứng, độ bền, màu sắc và độ bóng tuyệt vời nên đá quý Sapphire luôn được giới đá quý để chế tác ra các loại trang sức như: nhẫn, vòng cổ, vòng tay,… và các loại vật phẩm phong thủy để hộ mệnh và phòng thân.

Các loại đá quý Sapphire trong tự nhiên

Sapphire xanh: Là loại phổ biến nhất hiện nay và cũng là loại lẫn tạp chất và có độ trong suốt cao nên có giá trị nhất trong tất cả các loại. Nhưng giá trị nhất vẫn là Sapphire màu xanh hoa ngô.

Sapphire đổi màu: Là loại Sapphire khi ánh sáng chiếu vào có thể thay đổi được màu sắc. Chúng có màu xanh da trời khi đặt ở dưới ánh sáng tự nhiên, còn khi đặt dưới ánh đèn huỳnh quang thì chúng xuất hiện màu tím.

Các loại đá quý Sapphire trong tự nhiên

Sapphire Padparadschah: Màu sắc của Sapphire Padparadschah là sự pha trộn giữa màu da cam và màu hồng. Loại đá này trong tự nhiên cực kì hiếm, chúng được tìm thấy chủ yếu ở Sri Lanka, ít ít ở Châu Phi và ở Việt Nam cũng có nhưng với số lượng rất ít.

Sapphire sao: Là loại đá quý Sapphire sẽ xuất hiện hình ảnh ngôi sao 6 cánh hoặc 12 cánh khi có ánh sáng chiếu vào. Sapphire sao rất hiếm trong tự nhiên, gái trị của Sapphire sao phụ thuộc vào các yếu tố như: màu sắc, hình dáng, khối lượng và độ lấp lánh của ngôi sao ẩn chứa trong đó.

Sapphire màu hồng và vàng: Đây cũng là 2 loại Sapphire đang rất phổ biến được giới đá quý sử dụng làm trang sức.

Sapphire có giá bao nhiêu?

Sapphire được kê vào danh sách đá quý thì chắc chắn giá trị cũng chúng không hề rẻ. Giá trị của Sapphire còn phụ thuộc vào kích cỡ, màu sắc và hình dạng của mỗi viên. Như một lẽ thường, cái gì hiếm ắt sẽ quý, Sapphire cũng như vậy. Có những viên lên đến hàng tỷ đồng do độ hiếm có của mình, dù vậy chúng luôn được thế giới săn đón.

Theo giới chuyên gia cho biết, Sapphire xanh là phổ biến nhất. Thực chất, dòng Sapphire này không hẳn chỉ độc hẳn màu xanh mà còn pha lẫn ánh tím, và tùy viên khác nhau có mức độ đậm nhạt khác nhau. Giá của những viên này ở mức trung bình.

Một trong những dòng đá Sapphire hiếm có là Sapphire sao. Cũng như tên, khi được chiếu sáng viên đá này sẽ hiện lên hình ngôi sao sáu cánh. Giá trị của loại này còn tùy vào độ trong suốt, kích thước và độ lấp lánh của ngôi sao. Bên cạnh đó, những dòng Sapphire khi gặp ánh sáng đổi màu cũng được xếp vào danh mục hiếm.

Sapphire có giá bao nhiêu?

Nói đến Sapphire quý, còn phải kể đến dòng Sapphire Padparadscha, đây là loại đá mang màu sắc được pha giữa hai gam hồng và da cam. Chúng được giới chuyên gia đánh giá cao, rất khó tìm thấy trên thế giới.

Cách nhận biết đá Sapphire tự nhiên và Sapphire giả

Hiện nay có rất nhiều Sapphire giả trên thị trường từ các vật liệu tổng hợp không phải khoáng chất. Trình độ “đạo nhái” cực kỳ chuyên nghiệp, đa dạng từ nhiều nguồn đã khiến ngành kinh doanh đá quý gặp nhiều rắc rối trong việc nắm bắt và lật tẩy những mặt hàng gây nhiều tổn hại này.

Sapphire từ vật liệu tổng hợp là loại corundum chất lượng cực thấp đến mức không đạt tiêu chuẩn làm đồ trang sức. Loại này thường có sẵn trên thị trường với số lượng lớn và giá thành thấp. Những viên đá này chứa đầy tạp chất, vết đứt gãy và những lỗ hổng này được lấp đầy bằng thủy tinh chì (Pha lê) để trông giống như đá Sapphire thật. Chúng còn được xử lý nhiệt để mang lại vẻ ngoài toàn diện giống Sapphire chất lượng cao. Loại Sapphire giả này bị mài mòn hàng ngày và nhanh chóng biến dạng, dễ bị vỡ khi chịu lực tác động.

Loại Sapphire giả này được chế tạo với độ chính xác cao mà chỉ có nhà kim hoàn lành nghề mới có thể nhận diện được chúng. Với cặp mắt của những người chưa được đào tạo sẽ không nhận ra nhiều dấu hiệu nhưng dưới đây là một số cách cơ bản giúp bạn phân biệt được chúng.

Cách nhận biết đá Sapphire
Cách nhận biết đá Sapphire

Sapphire tự nhiên sẽ có các tạp chất dễ nhìn thấy bằng mắt thường

Đây sẽ là một cách quan sát khá phức tạp và tinh vi khi mà một viên Sapphire tự nhiên cũng không hoàn hảo nhưng những tạp chất của đá tự nhiên vẫn khác với loại đá giả.

Một viên đá giả thường có nhiều lỗ hổng, đường nối, vết nứt gãy, các mặt phẳng khác nhau và chứa những vết hư hỏng nhẹ dọc theo các mặt đá quý. Trong khi Sapphire tự nhiên vẫn có thể chứa những tạp chất nhìn như sợi tơ khi nhìn bằng mắt thường, còn dưới độ phóng đại sẽ trông giống như những chiếc kim nhỏ.

Sapphire giả có nồng độ màu bất thường

Như đã nói, Sapphire giả được lấp đầy các lỗ hổng bằng thủy tinh chì nên có màu không đồng đều. Tại các vết nứt nhỏ, đường nối và mặt phẳng tách rời, màu sắc sẽ đậm hơn. Đặc điểm này sẽ dễ phát hiện hơn dưới độ phóng đại ở những viên Sapphire giả màu xanh lam và Ruby giả.

Sapphire giả có nồng độ màu bất thường

Hình bên trái có màu sắc không đồng đều trong khi hình Sapphire tự nhiên bên phải có màu sắc đều và ổn định

Tìm kiếm những dấu hiệu hư hỏng hoặc trầy xước

Sapphire là khoáng chất corundum, đạt điểm 9 trên thang độ cứng Mohs, chỉ sau kim cương nên có khả năng chống xước cực kỳ tốt. Cách nhận biết đá Sapphire tự nhiên đơn giản chính là cọ xát mạnh vào đồng xu hoặc chìa khóa, viên đá sẽ không thấy hư hại gì.

Trong khi đó, một viên Sapphire giả sẽ dễ bị kim loại làm xước và hư hại dọc theo các cạnh đá quý (vì chúng được lấp đầy bằng thủy tinh). Do đó, các đường tiếp giáp của các mặt thường lởm chởm và bị hư hỏng chính là dấu hiệu của một viên Sapphire giả.

Khúc xạ ánh sáng

Sự bất thường về mặt hóa học khiến Sapphire tồn tại màu sắc đa dạng. Một corundum nguyên chất 100% sẽ không có màu, các yếu tố ngoại lai được đưa vào viên đá trong quá trình hình thành sẽ hấp thụ từng loại sóng khác nhau của các màu khác nhau, ngoại trừ sóng dài.

Tuy nhiên, sự hiện diện của thủy tinh trong Sapphire giả sẽ khúc xạ ánh sáng thành các màu khác nhau trong quang phổ và các kỹ thuật hiện đại có thể tái tạo các đặc tính hấp thụ quang phổ tương tự đá tự nhiên bằng cách tạo ra các tạp chất khác nhau.

Khúc xạ ánh sáng

Màu sắc nhấp nháy chứa đầy vết nứt.

Sử dụng một số chất tẩy rửa gia dụng

Cách nhận biết đá Sapphire tự nhiên khác là cho tiếp xúc với chất tẩy rửa gia dụng như axit hoặc cồn, nếu là Sapphire giả thì các phần được lấp đầy bởi thủy tinh sẽ bị hư hỏng và ăn mòn. Và dưới kính phóng đại, những vết tích này sẽ trở nên nổi bật và rõ ràng. Những viên đá giả sẽ bị xỉn màu khi tiếp xúc với các hóa chất này trong khi Sapphire thật thì không bị ảnh hưởng.

Bong bóng khí và các đốm đen phản xạ

Một trong những đặc điểm được nhận diện rõ ràng nhất của Sapphire giả là lượng bong bóng khí dồi dào bên trong viên đá. Đôi khi những quả bong bóng này có thể nhìn như những đốm đen nhỏ li ti. Có thể phát hiện ra điều này bằng cách phóng đại hoặc quan sát bằng mắt thường trong điều kiện ánh sáng khác nhau.

Bong bóng khí và các đốm đen phản xạ
Bong bóng khí và các đốm đen phản xạ

Thở nhẹ lên Sapphire

Hãy thở lên Sapphire đến khi bề mặt của nó xuất hiện lớp sương mù. Nếu sương mù tan ra ngay lập tức, đó có thể là Sapphire thật, trong khi đá giả có thể mất vài giây để loại bỏ lớp hơi nước này. Bởi vì Sapphire có khả năng dẫn nhiệt cao. Tuy nhiên, cách nhận biết đá sapphire tự nhiên này sẽ không chính xác viên Sapphire giả chứa loại chì mới hoặc thủy tinh coban.

Cách nhận biết đá Sapphire tự nhiên dựa vào giấy chứng nhận

Những phương pháp phân biệt trên cũng có thể khó thực hiện với những viên đá giả được làm cực tinh vi. Nếu viên Sapphire có giá thành lớn, bạn nên đem viên đá đi giám định cận thận tại các tổ chức quốc tế uy tín như tổ chứng chứng nhận kim cương đá quý GIA, IGI,.. Hoặc những tổ chức chứng nhận lớn ngay tại Việt Nam như PNJ, SJC và GIV,…

Đọc thêm:

Đá Sapphire và công dụng của đá Sapphire

Tìm hiểu đá Sapphire green cùng TahiGems

Ý nghĩa đặc biệt của đá Sapphire đen là gì?

TahiGems tư vấn chọn đá Sapphire xanh lá cho nhẫn nam doanh nhân

Bảo quản đá Sapphire đúng cách

  • Bảo quản Sapphire trong các túi hoặc hộp riêng. Vì độ cứng của mình, Sapphire có thể làm trầy xước các loại đá quý “mềm” hơn trong hộp trang sức và cũng có thể bị làm xước bởi kim cương nếu đựng chung. Cách tốt nhất là nên giữ các loại trang sức đá quý riêng biệt trong từng túi/hộp.
  • Tháo trang sức Sapphire trước khi đi tắm, rửa tay hoặc làm những công việc đòi hỏi vận động nhiều. Điều này vừa tránh cho Sapphire bị rơi, tuột và va đập mạnh dẫn tới trầy xước, vừa giúp bảo quản màu đá Sapphire trước những chất tẩy rửa hoá học, mồ hôi,… – điều có thể gây biến đổi sắc đá.
  • Cách tốt nhất để làm sạch trang sức Sapphire là bằng nước xà phòng ấm và bàn chải mềm, tránh ngâm đá. Tránh các chất tẩy rửa mạnh như cồn, axeton hoặc chất pha loãng sơn.

Câu hỏi thường gặp

Đá Sapphire là gì?
Sapphire có giá bao nhiêu?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.