Tìm hiểu độ phát quang của kim cương

Độ phát quang, huỳnh quang của kim cương là một khái niệm tạo nên thắc mắc cho nhiều người khi quyết định mua kim cương. Khái niệm này không được GIA xếp vào chung với tiêu chuẩn 4C mà nó tồn tại một cách độc lập, có tác động ít đến giá trị của viên kim cương không giống như trọng lượng, màu sắc, độ tinh khiết và giác cắt.

Hãy cùng Tahi Gems tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu độ phát quang của kim cương
Tìm hiểu độ phát quang của kim cương

Kim cương là gì?

Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của Carbon, dạng còn lại đó là than chì. Kim cương có độ cứng cao và khả năng quang học cực tốt và chúng được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, và đặc biệt những viên kim cương chất lượng tốt nhất được sử dụng trong ngành kim hoàn.

Tên gọi “kim cương” được bắt nguồn từ tiếng Hán có nghĩa là kim loại cứng, còn ở Hy Lạp chúng được gọi với cái tên “admas” nghĩa là “không thể phá hủy”. Chúng được sưu tầm như một loại đá quý và được sử dụng trên những biểu tượng tôn giáo của người Ấn Độ cách đây 2.500 năm. Và người cổ đại đã biết sử dụng loại khoáng chất này để tạo ra những mũi khoan.

Kim cương là gì?

Kim cương được cho là loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo. Chúng là những vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác – những tinh thể carbon dạng lồng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được. Điều đó có nghĩa là chúng có thể giữ bề mặt đánh bóng rất lâu và rất tốt.

Từ thế kỷ 19, những viên kim cương mới thực sự phổ biến khi kỹ thuật cắt, đánh bóng đạt tới một trình độ mới và kinh tế thế giới bắt đầu có sự dư giả. Như cầu làm đẹp tăng và những nhà kim hoàn bắt đầu tung ra những chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho loại đá quý hiếm này.

Độ phát quang, huỳnh quang của kim cương là gì?

Nhiều người nhầm lẫn độ phát quang của kim cương có phải là kim cương có phát sáng trong bóng tối không thực tế hai vấn đề này là hoàn toàn khác nhau.
Kim cương bản chất của nó là phản xạ lại nguồn sáng theo chiều ngược lại của ánh sáng và kim cương không hấp thụ ánh sáng. Kim cương phát áng sáng trong bóng tối là không có khả năng bởi nếu không có nguồn sáng nào thì kim cương không thể phản xạ được ánh sáng.

Nói một cách đơn giản kim cương phát sáng chỉ khi nào có ánh sáng để nó phản xạ, trường hợp bóng tối không có ánh sáng thì kim cương không phát sáng. Còn độ phát quang của kim cương hay còn gọi là kim cương phát huỳnh quang khi được tiếp xúc với bức xạ cực tím, tia UV. Nguồn sáng UV thường thấy đó là mặt trời và đèn huỳnh quang.

Độ phát quang của kim cương là gì?
Độ phát quang của kim cương là gì?

3 nguyên tố có thể được hấp thụ bởi kim cương sẽ gây ra phát huỳnh quang:

  • Aluminum
  • Boron
  • Nitrogen

Thường thì kim cương phát quang màu xanh lam nhưng đôi khi nó cũng phát quang màu vàng, màu trắng hoặc màu cam.
Không phải tất cả kim cương đều phát huỳnh quang, theo nghiên cứu của GIA chỉ có khoảng 25% đến 35% kim cương có thể hiện mức độ huỳnh quang.

Kim cương được xếp vào nhóm nào?

Kim cương có phải kim loại không? Theo cách đánh giá đầu tiên, thì kim cương không thuộc dòng Kim loại, bởi nó không có tính dẫn điện. Theo cách đánh giá dựa trên Bảng nguyên tố hóa học thì Kim cương thuộc Phi kim. Cách đánh giá này dựa trên nguyên tố cấu thành: Cacbon – Đây là một phi kim trong bảng tuần hoàn.

Phi kim là vật liệu không có tính dẫn điện, điều này hoàn toàn phù hợp với kết cấu cùng tính chất vật lý của Kim cương. Như vậy, ta có thể kết luận rằng kim cương không phải là kim loại, là phi kim. Điều này phản ánh đúng tính chất cũng như giá trị của kim cương trong quá trình sử dụng.

Nguồn gốc và sự hình thành của kim cương

Kim cương được hình thành dưới tác động của nhiệt độ và áp suất rất cao từ trong lòng Trái Đất từ các khoáng vật có chứa cacbon. Trên Trái Đất bất hầu như nơi nào cũng có kim cương ở một độ sâu nào đó sẽ có nhiệt độ đủ cao và áp suất đủ lớn để tạo thành.

Trong lục địa, kim cương thường bắt đầu hình thành ở nơi có độ sâu khoảng 150 km (90 dặm), áp suất khoảng 5 Gigapascal và nhiệt độ khoảng 1200 độ C (2200 độ F).

Nguồn gốc và sự hình thành của kim cương

Trong đại dương, quá trình hình thành xảy ra ở các vùng sâu hơn vì cần nhiệt độ cao hơn nên cần áp suất cũng cao hơn.

Kim cương tự nhiên được hình thành đòi hỏi điều kiện tiếp xúc với các vật liệu carbon với áp lực cao khoảng từ 4.41 đến 5.88 triệu tấn (4,5 và 6 GPa), trong một phạm vi nhiệt độ khoảng 900 và 1.300 °C (1.650 và 2.370 °F).

Kim cương có thể đã hình thành trên mặt đất trước đây rất lâu, khoảng 1 tỉ năm đến 3,5 tỉ năm.

Ngày nay kim cương còn được hình thành nhân tạo theo 2 phương pháp chính là cao áp cao nhiệt HPHT (High pressure High temperature) và phương pháp bốc hơi lắng tụ hóa học CVD (Chemical Vapor Deposition).

Các cấp độ phát quang, huỳnh quang của kim cương

Các cấp độ huỳnh quang của kim cương theo GIA được chia ra thành 5 mức:

  • None (Không phát quang): Tia cực tím khi chiếu vào kim cương tự nhiên sẽ không có sự tán xạ màu sắc.
  • Faint (Nhạt): Tia cực tím khi chiếu vào viên kim cương có sự tán xạ màu sắc hơi nhạt.
  • Medium (Trung bình): Tia cực tím khi chiếu vào viên kim cương có sự tán xạ màu sắc vừa phải.
  • Strong (Mạnh): Tia cực tím khi chiếu vào viên kim cương có sự tán xạ màu sắc rõ rệt.
  • Very Strong (Rất mạnh): Tia cực tím khi chiếu vào viên kim cương có sự tán xạ màu sắc mạnh mẽ, màu sắc cực đậm.
Các cấp độ phát quang của kim cương
Các cấp độ phát quang của kim cương

Nếu kim cương không có huỳnh quang thì nó không gây ảnh hưởng nhiều tới màu sắc kim cương.

Những viên kim cương có huỳnh quang yếu chỉ gây ảnh hưởng nhỏ tới cấp độ màu của kim cương. Trong khi đó, kim cương có huỳnh quang rất mạnh gây ảnh hưởng lớn tới màu sắc của viên đá quý.

Độ phát quang kim cương cũng giống như con dao hai lưỡi. Nó có thể cải thiện cấp độ màu của kim cương hoặc ngược lại. Với những viên kim cương không màu theo cấp độ màu sắc từ D đến F có huỳnh quang, mức giá bán giảm tới 15%. Vì đối với chúng huỳnh quang được biết đến như một khiếm khuyết. Mặc dù, thực tế người ta chỉ quan sát thấy huỳnh quang khi sử dụng ánh sáng tử ngoại.

Tuy nhiên, đối với những viên kim cương tử ngoại phân cấp từ I đến M có huỳnh quang sẽ giúp giá trị của chúng tăng cao. Bởi ánh sáng huỳnh quang có màu xanh. Vì vậy, sẽ giúp kim cương trông không màu và tinh khiết hơn. Do đó, có thể nói độ huỳnh quang đối với mỗi viên kim cương sẽ làm tăng hoặc giảm giá trị tuỳ theo phân cấp màu sắc.

Đọc thêm:

Tiêu chuẩn xác định giá trị viên kim cương

Từ những năm 1900, các chuyên gia địa chất học đã đưa ra phương án để xác định giá trị kim cương dựa vào 4 đặc tính (còn gọi là 4C) gồm: Carat (khối lượng), Color (màu sắc), Clarity(độ trong) và Cut (cách cắt).

Tiêu chuẩn xác định giá trị viên kim cương

Trong đó khối lượng và góc cắt được tính toán theo công thức thì độ trong và màu sắc được đánh giá bằng mắt thường của những người có kiến thức sâu rộng.

Màu sắc của kim cương

Kim cương thường không có màu vì cấu trúc tinh thể nguyên chất. Nhưng hầu hết các viên kim cương đều không hoàn hảo, có lẫn tạp chất và và các tạp chất này tạo nên màu sắc của viên kim cương (ví dụ như màu hồng, xanh, vàng, nâu), tùy theo màu sắc có thể tăng hay giảm giá trị của viên kim cương, giá trị càng cao nếu màu càng trắng.

Thang màu bắt đầu từ ký hiệu D (Colourless –Không màu) và tiếp tục xuống E, F, G, H, I, J… Z.

Độ trong của kim cương

Độ trong dùng để mô tả mật độ khuyết điểm có trong kim cương, bắt đầu với thang đo lần lượt từ:

  • FL (Flawless –Không có khuyết điểm): Không có tỳ vết bên ngoài và bao thể bên trong
  • IF (Internally Flawless): Không có bao thể bên trong, có bên ngoài nhưng rất ít không đáng kể
  • VVS (Very Very Slightly Included): Có bao thể rất nhỏ, khó thấy và nông
  • VS (Very Slightly Included): Các bao thể nhỏ từ dễ tới hơi khó nhìn.
  • SI (Slightly Included): Các bao thể dễ nhìn thấy, thường nằm ở phân trung tâm viên kim cương
  • P, I (Imperfect): Thấy rõ các bao thể, có thể nhìn bằng mắt thường nếu quan sát từ trên xuống

Carat (khối lượng kim cương)

Viên kim cương càng nặng giá trị càng cao, tính theo đơn vị carat (tương đương 0,2 gram). Theo dõi ví dụ sau để hiểu rõ hơn:

Ví dụ: 

  • 1 viên kim cương nặng 0.5 carat giá trị 3.000 USD,
  • 1 viên kim cương nặng 1 carat (trọng lượng gấp đôi) giá trị có thể là 10.000 USD thay vì 6.000 USD.

Lát cắt kim cương

Kỹ thuật cắt kim cương vừa là một môn khoa học vừa là một môn nghệ thuật giúp kim kim đạt được vẻ đẹp hoàn hảo nhất.

3 chữ C đầu tiên đều là yếu tố có sẵn của kim cương, thì chữ C cuối cùng lại là kỹ thuật quan trọng để xác định giá trị của kim cương. Cách cắt viên kim cương ra sao sẽ ảnh hưởng quyết định đến vẻ đẹp lấp lánh tuyệt vời của chúng.

Lát cắt kim cương

Cắt chuẩn, viên kim cương sẽ sáng hơn, trắng hơn, độ lấp lánh đạt tối đa vì tất cả ánh sáng chiếu vào đều được khúc xạ và phản xạ hoàn toàn ra bề mặt trên chứ không bị thất thoát xuống phía dưới nhờ sự phối hợp của góc độ, sự cân đối và số lượng bề mặt cắt.

Người ta chia cách cắt làm 3 đẳng cấp: Good (Đẹp), Very good (Rất đẹp), Excellent (Xuất sắc) để phản ánh mức độ chuẩn xác các bề mặt cắt (tỷ lệ, số lượng, góc độ, sự cân đối).

Để biết giá kim cương bao nhiêu tiền người ta dựa vào 4 tiêu chuẩn xác định giá trị cốt lõi này. Để nắm được giá cả kim cương trên thị trường hiện nay bạn hãy theo dõi ngay bài viết sau:

Ngoài ra giá một viên kim cương còn tùy thuộc vào những tiêu chuẩn khác ngoài 4 tiêu chuẩn chính nêu trên.

Các tiêu chuẩn khác

Người ta còn đánh giá kim cương theo tiêu chí 5C: Ngoài 4C nêu trên còn thêm “cost” (giá cả), hoặc 6C với certification (giấy kiểm định, giấy chứng nhận của các công ty uy tín thế giới).

Các tiêu chuẩn khác không nằm trong 4C nhưng vẫn ảnh hưởng đến giá trị kim cương ví dụ như: Ánh huỳnh quang kim cương có thể tạo ra hay lịch sử của viên kim cương, đơn vị khoa học đã lượng giá viên kim cương, hay một chữ C khác: Cleanliness (sạch sẽ).

Hiện có bốn tổ chức địa chất đủ khả năng đánh giá giá trị của viên kim cương.

  • Viện Đá quý Hoa Kỳ (Gemological Institute of America) (GIA)
  • Hiệp hội Đá quý Hoa Kỳ (American Gemological Society) (AGS)
  • Phòng thí nghiệm Đá quý Thế giới (IGL)
  • Phòng thí nghiệm Đá quý châu Âu (EGL).

Kinh nghiệm đầu tư bằng kim cương

Sở hữu chất lượng hoàn hảo vượt thời gian cùng giá trị cao thì ngoài việc dùng để làm trang sức, nó còn được nhiều người lựa chọn để làm sản phẩm đầu tư và sinh lời.

Kinh nghiệm đầu tư bằng kim cương

Nếu xác định kim cương như một sản phẩm để đầu tư, bạn nên chọn các viên mang những đặc điểm sau đây để mang lại lợi nhuận cao hơn:

  • Chọn mua loại màu hiếm: Các viên có giá trị cao thường là loại có màu vì tỷ lệ kim cương màu được tìm thấy trong tự nhiên rất hiếm, trong đó hiếm nhất là màu hồng. Thêm vào đó, mỏ kim cương hồng lớn nhất trên thế giới hiện nay tại Úc hiện nay đã được tuyên bố đóng cửa và ngừng khai thác. Do đó, giá trị của loại này sẽ càng tăng theo thời gian.
  • Chọn những viên có trọng lượng cao và độ tinh khiết hoàn hảo: Theo thời gian những viên này sẽ càng khan hiếm và thị trường sẽ đẩy giá nó lên.

Tham khảo sản phẩm tại ĐÂY

Câu hỏi thường gặp

Kim cương là gì?
Độ phát quang, huỳnh quang của kim cương là gì?
Kim cương được xếp vào nhóm nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.